Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 27
  • Tổng truy cập: 23.765.349
Những điều cần biết về bệnh trứng cá
Cập nhật: 29/02/2020
Lượt xem: 1.151
1. Định nghĩa
     Trứng cá là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang... khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.

     Khoảng 80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh mặc cảm, mất tự tin và tác động xấu đến chất lượng cuộc sống. Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận rất nhiều ca mắc trứng cá ở mức độ nặng Phần lớn kiến thức về bệnh trứng cá của người bệnh còn hạn chế, vì vậy các bác sĩ chuyên khoa luôn tư vấn, giải thích để người bệnh hiểu và tuân thủ điều trị tốt hơn. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc da cho người có mụn trứng cá.

2. Nguyên nhân
     Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính:

a) Tăng tiết chất bã
     Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt là hormon sinh
dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm
tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần.

b) Sừng hóa cổ nang lông
Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, chất
bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô
đặc lại hình thành nhân trứng cá.

c) Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes)
     Bình thường P. acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ
lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí và P. acnes có thể phát
triển, trở nên gây bệnh.

3. Triệu chứng
a) Trứng cá thể thông thường

     Là hình thái thường gặp nhất của trứng cá với các thương tổn rất đa dạng như sau:
     - Bắt đầu từ tuổi dậy thì, trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân
trứng cá  hay mụn đầu đen do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc
lại. Sau đó, tùy mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn thương như
mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe.

     - Vị trí thường gặp là ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực; ít khi
xuống quá thắt lưng.

b) Các thể lâm sàng trứng cá nặng
     - Trứng cá dạng cục, dạng kén: hay gặp ở nam. Tổn thương sâu hơn trứng cá
thường và hình thành các kén có nguồn gốc nang lông. Ví trị thường gặp là mặt, cổ, xung quanh tai.

     - Trứng cá bọc: là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng. Bắt đầu ở tuổi thiếu niên, có tổn thương dạng cục, hay để lại lỗ dò, luôn luôn để lại sẹo lõm.

     - Trứng cá tối cấp: bệnh xảy ra đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và các tổn thương trứng cá.


Người bệnh bị mụn trứng cá


Người bệnh bị mụn trứng cá


Người bệnh bị mụn trứng cá

4. Điều trị
*Trứng cá thể thông thường

     - Làm sạch da: Rửa nhẹ nhàng vùng mụn bằng nước ấm với sữa rửa mặt dành cho da mụn 2 lần/ngày

     - Dùng một loại thuốc bôi điều trị mụn không kê toa chứa benzoyl peroxide hay Azelaic acid trong 4 - 8 tuần thì mới thấy có kết quả giảm mụn. Ngay khi đã sạch mụn, vẫn cần tiếp tục điều trị để phòng ngừa mụn mới xuất hiện. Nếu mụn vẫn không đáp ứng với điều trị, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có biện pháp phù hợp hơn.

* Trứng cá thể nặng:
     Cần phải được chỉ định điều trị tích cực và được theo dõi sát bởi các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu. Các phương pháp điều trị dành cho thể mụn này gồm có :

     - Isotretinoin: sử dụng trong trường hợp mụn nang và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

     - Kháng sinh uống.

     - Thuốc bôi tại chỗ

     - Thuốc ngừa thai dạng viên uống dùng cho trứng cá do nội tiết

     Hầu hết các trường hợp mụn trứng cá cần có thời gian để đáp ứng với điều trị, thường cần khoảng 6 - 8 tuần mới bắt đầu thấy hiệu quả và tổng thời gian điều trị có thể kéo dài 4 - 5  tháng. Hiệu quả điều trị không những phụ thuốc vào thuốc mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc da của mỗi bệnh nhân. Sau thời gian điều trị tấn công làm cho mụn hết, cần phải chuyển sang điều trị duy trì để tránh tái phát. Do vậy, người bệnh cần kiên nhẫn và tuân thủ điều trị, không nên tự mua thuốc điều trị hoặc tự ý bỏ điều trị và cần điều trị sớm để tránh hình thành sẹo.


BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK