wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 46
  • Tổng truy cập: 17.101.896
Sa sinh dục - Bệnh lý không hiếm gặp
Cập nhật: 28/10/2019
Lượt xem: 2.359
Sa sinh dục là hiện tượng các cơ quan vùng chậu sa xuống. Đây là một rối loạn sàn chậu, liên quan đến sự sa xuống của bất kỳ cơ quan sàn chậu nào, bao gồm: Bàng quang, tử cung, âm đạo, ruột non, trực tràng.

     Các cơ quan này được cho là sa xuống nếu chúng đi xuống hoặc ra ngoài ống âm đạo hoặc hậu môn, bao gồm: Sa thành trước âm đạo; Sa bàng quang vào âm đạo; Và tình trạng phổ biến nhất là sa niệu đạo (ống dẫn nước tiểu), sa tử cung, sa âm đạo, thoát vị âm đạo, sa trực tràng.




 

     Nguyên nhân gây ra bệnh Sa sinh dục
     Bất cứ nguyên nhân nào gây áp lực tăng lên trong bụng đều có thể gây bệnh. Trong đó nguyên nhân phổ biến bao gồm:
     - Mang thai, chuyển dạ và sinh con (những nguyên nhân phổ biến nhất). Số lần đẻ càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
     - Béo phì
     - Các vấn đề về bệnh hô hấp như ho mãn tính
     - Táo bón  kéo dài
     - Ung thư cơ quan vùng chậu
     - Phẫu thuật cắt bỏ tử cung
 
     Triệu chứng bệnh
     Nhiều phụ nữ không biết bản thân mình mắc bệnh sa sinh dục. Có thể dựa vào một số triệu trứng sau để nhận biết bệnh:
     - Cảm giác nặng ở vùng xương chậu
     - Đau vùng thắt lưng chậu, đau vùng bụng dưới, vùng âm hộ
     - Đau khi giao hợp
     - Cảm giác rằng một cái gì đó rơi ra khỏi âm đạo
     - Các vấn đề về tiết niệu như rò rỉ nước tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần
     - Táo bón
     - Trường hợp giai đoạn muộn có khối sa ở cửa mình.

     Chẩn đoán bệnh:
     Khám lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.
     
     Tại khoa Phụ khoa - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Sa sinh dục là bệnh khá phổ biến. Đáng chú ý, các trường hợp đến khám thường nằm ở độ tuổi từ 60 - 80, và bệnh đã vào giai đoạn muộn. Khối sa lớn ngoài cửa mình kèm các biểu hiện viêm chảy máu hoặc có rối loạn đại tiểu tiện.
       
     Theo BSCKII. Nguyễn Thị Ngọc Lan - Trưởng khoa Phụ khoa: những trường hợp đến khám ở giai đoạn muộn là do người bệnh có tâm lý ngại đi khám, giấu bệnh, đến khi khó chịu nhiều mới đến viện. Phương pháp chính để điều trị bệnh là phẫu thuật. Tại khoa đã triển khai phẫu thuật điều trị sa sinh dục nhiều năm. Tùy thuộc độ tuổi và nhu cầu hoạt động tình dục sẽ có phương pháp phẫu thuật cụ thể.

      Điều trị sa sinh dục giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do đó, nếu có những biểu hiện như trên, người bệnh nên đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời.


Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK