Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 28
  • Tổng truy cập: 22.173.830
Bạn cần biết về bệnh loãng xương
Cập nhật: 20/08/2024
Lượt xem: 185
Loãng xương là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, khi mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Không những vậy, loãng xương còn gây tình trạng lún xẹp đốt sống, khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức kéo dài, thậm chí suy giảm khả năng vận động, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh loãng xương thường tiến triển âm thầm, không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Thậm chí, nhiều người bệnh đã xảy ra biến chứng gãy xương mới được chẩn đoán bệnh. Vì thế, cần theo dõi, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao bị loãng xương, để có thể nhận biết triệu chứng loãng xương và điều trị bệnh sớm.

Các dấu hiệu của bệnh loãng xương
- Đau lưng cấp tính hoặc mạn tính, giảm chiều cao, người bệnh có xu hướng gù lưng, dáng đi khom hơn bình thường.
- Đau nhức đầu xương: Đầu các xương bị đau nhức, cảm giác đau như bị kim châm chích, mỏi dọc các xương dài như đùi, cẳng chân, cánh tay, cẳng tay.
- Tình trạng loãng xương có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh đùi, các dây thần kinh liên sườn và thần kinh tọa. Chính vì thế, người bệnh sẽ đau nhiều hơn khi thay đổi tư thế và rất khó khăn khi thực hiện một số động tác cúi, gập hay xoay người.

Để phát hiện và điều trị bệnh loãng xương cần làm gì?
Lắng nghe cơ thể bạn nếu thấy một trong những biểu hiện trên hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bạn sẽ được tiến hành đo mật độ xương. Đây được xem là một phương pháp nhằm chẩn đoán chính xác bệnh lý loãng xương.

 

Người bệnh được tiến hành đo mật độ xương tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí

Khi phát hiện bệnh loãng xương chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đầy đủ, đúng liều.

Đối với từng người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp như: Thuốc Calci và D3 với hàm lượng cần thiết cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Bên cạnh đó là các loại thuốc có tác dụng chống hủy xương dạng uống (hoặc dạng truyền tĩnh mạch).

Người bệnh loãng xương nên được điều trị và theo dõi lâu dài trong khoảng 3-5 năm. Trong suốt quá trình điều trị, cần tuân thủ lịch khám định kỳ theo hẹn.

Vậy chúng ta cần làm gì để phòng bệnh một cách tốt nhất?
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng cân đối: Bổ sung canxi và vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sự hấp thụ của xương và tránh uống rượu bia, hút thuốc lá. Ngoài ra nên kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân béo phì.
- Tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe xương, cải thiện cân nặng và tăng cường sức khỏe.

Nếu bạn cần tư vấn về bệnh lý loãng xương hãy liên hệ:
- Khoa Tâm thần kinh – Cơ xương khớp, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí
  Số điện thoại: 02036507237. Zalo: Khoathankinhcoxuongkhop

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn!

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK