Vùng da sần sùi, cứng chắc khác thường, thậm chí có người thấy khó chịu, đau và chảy máu; lớp da đó ngày càng dày chai lại thì chắc chắn bạn đã bị chai chân tay. Đây là bệnh phổ biến ở những người thường xuyên đi giày không vừa chân, làm việc lao động chân tay. Chai chân tuy là một tổn thương lành tính nhưng có thể khiến người bệnh suy giảm khả năng vận động cũng như khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút.

Tổn thương chai chân (hình minh họa)
Kích thước chai chân có thể từ vài mm đến vài cm. Tổn thương chai chân thường có dạng hình nón với một “nhân” cứng ở giữa và đáy của hình nón hướng lên bề mặt da và đỉnh nón hướng vào trong. Chính cấu trúc này mà chai chân như một dạng đinh ghim cắm vào lòng bàn chân. Nó chèn ép vào các mô lân cận nhất là dây thần kinh và gây đau dữ dội.
Hiện tại, phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng đối với vết chai là tiểu phẫu cắt trọn tổn thương. Nếu chúng bắt đầu gây đau dữ dội thì người dân cần đi khám để các bác sĩ đưa ra hướng điều trị bệnh kịp thời.

Bác sĩ tiến hành tiểu phẫu điều trị chai chân cho người bệnh