Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 44
  • Tổng truy cập: 20.190.131
Bé nấc trong bụng mẹ bầu
Cập nhật: 09/11/2023
Lượt xem: 4.545
Mang thai là thời gian có nhiều thay đổi đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Cùng với tất cả những cú đá và đạp, mẹ bầu có thể nhận thấy bé bị nấc khi ở trong bụng. Điều này có bình thường không? Hãy cùng tìm hiểu với các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
 

Hình minh họa

Thai nhi nấc cụt có biểu hiện như thế nào?
Mẹ bầu có thể cảm nhận được chuyển động đầu tiên của thai nhi trong khoảng từ tuần 13 - 25. Các yếu tố như vị trí bánh nhau, cân nặng người mẹ có thể ảnh hưởng đến việc cảm nhận cử động thai sớm hay muộn. Khi lớp mỡ thành bụng mỏng hơn, mẹ bầu có khả năng cảm nhận cử động thai sớm và rõ hơn.

Khi thai nhi bị nấc cụt, mẹ bầu có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau đây:

- Nhịp điệu: Hầu hết các mẹ bầu mô tả tiếng nấc của thai nhi là sự co giật nhịp nhàng bắt nguồn từ một vùng bụng. Ban đầu, mẹ bầu có thể nghĩ rằng mình đang cảm thấy một cú đấm hoặc cú đá nhẹ, nhưng sau đó sẽ nhận thấy điều đó lặp lại nhiều lần. Trong trường hợp đó, thai nhi của bạn đang bị nấc cụt.

- Thời gian: Thời gian trung bình cho mỗi cơn nấc cụt là khoảng từ 3 - 15 phút/cơn. Một ngày thai nhi có thể có từ một đến vài cơn nấc. Nhiều mẹ bầu có thể dễ dàng cảm nhận được cơn nấc của thai nhi trong suốt quá trình mang thai nhưng cũng có nhiều mẹ bầu nói rằng chưa biết biểu hiện nấc của con mình như thế nào. Đây cũng là điều hoàn toàn bình thường, vì vậy nếu không cảm nhận được con bị nấc cụt nhưng cử động của con vẫn bình thường thì các mẹ bầu cũng đừng lo lắng.

- Thời điểm nấc có thể xuất hiện vào bất kỳ lúc nào, không kể ngày hay đêm.

- Mức độ: Ở ba tháng giữa thai kỳ, mức độ của thai máy và khi thai bị nấc đều sẽ cảm nhận được nhẹ nhàng như nhau. Nhưng khi đến 3 tháng cuối thì sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa cử động thai và khi nấc. Thai bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng còn với thai máy thì bé cử động rất mạnh, đôi khi mẹ bầu có thể nhìn thấy dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên cả thành bụng.

Phân biệt nấc hay cử động đạp
Di chuyển xung quanh hoặc thay đổi tư thế là cách tốt nhất để xác định thai nhi của bạn đang đạp hay nấc cụt. Đôi khi thai sẽ đạp nếu chúng không thoải mái ở một tư thế hoặc khi bạn ăn bất kì đồ ngọt, nóng hay lạnh làm kích thích giác quan của chúng. Nếu mẹ bầu thấy những cử động này xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau của bụng hoặc nếu chúng dừng lại khi bạn thay đổi tư thế, đây có thể chỉ là những cử động đạp. Nếu sau đó mẹ bầu ngồi yên và cảm thấy có những cử động lặp lại đều đặn từ một vùng bụng, đây có thể là hoạt động nấc cụt của thai nhi.

Có cách nào giúp thai ngừng nấc cụt không?
Mặc dù cơn nấc cụt của thai nhi có thể khiến mẹ bầu mất tập trung, nhưng nó không gây đau và thường không kéo dài quá 15 phút.

Một vài mẹo nhỏ sau đây có thể giúp ích trong trường hợp các cử động thai khiến mẹ bầu không thoải mái hay mất ngủ.

- Nằm nghiêng về bên trái.
-  Sử dụng 1 cái gối mềm kê dưới bụng để giảm bớt áp lực lên bụng và cột sống.
- Áp dụng chế độ ăn đa dạng và lành mạnh.
- Thường xuyên tập các bài hể dục nhẹ hoặc yoga.
- Uống đủ nước.
- Nên có một giấc ngủ ngắn ban ngày và đi ngủ đúng giờ.

Nguyên nhân tại sao thai nhi bị nấc cụt
Nguyên nhân tại sao thai nhi bị nấc cụt cũng là điều các mẹ không kém phần quan tâm. Nguyên nhân gây nấc cụt chưa được hiểu rõ, tuy nhiên các giả thiết đưa ra có thể do:

- Sự chuyển động bất thường của cơ hoành: Thai nhi trong bụng mẹ với các cơ quan đang chưa hoàn thiện nên chưa thể tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, thai nhi thở ra hay hít vào đẩy nước ối ra ngoài. Từ đó, tạo nên tiếng nấc cụt.

- Thai nhi tập phản xạ bú mút: Thai nhi cũng bắt đầu tập phản xạ bú mút ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ bầu giúp bé điều chỉnh được khả năng bú mút sau khi chào đời. Điều này cũng là một nguyên nhân khác làm thai nhi bị nấc cụt.

Trong hầu hết các trường hợp, thai nhi bị nấc là hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại, cho thấy hệ hô hấp và thần kinh của thai nhi cũng như phản xạ đang phát triển tốt.

Tuy nhiên, tần suất thai nhi nấc sẽ giảm khi bạn đến gần ngày sinh và có thể bạn sẽ không cảm thấy bé nấc mỗi ngày. Nếu có những cử động bất thường về tần suất và mức độ của thai nhi, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
 
Khoa  Điều trị theo yêu cầu
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK