Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 26
  • Tổng truy cập: 22.987.700
Các bài tập can thiệp đơn giản để cha mẹ tập cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ
Cập nhật: 02/04/2025
Lượt xem: 7
Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của tự kỷ là những khiếm khuyết ở 3 lĩnh vực: tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi, sở thích thu hẹp và rập khuôn. Nguyên nhân của tự kỷ vẫn chưa  được xác định, nhưng được cho là đa yếu tố với vai trò chính là di truyền. Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu trẻ được phát hiện và  can thiệp sớm trước 3 tuổi, trẻ có thể cải thiện kỹ năng về giao tiếp, tương tác xã hội, giúp trẻ hòa nhập cộng đồng tốt  hơn.
 
 

Để can thiệp cho trẻ, các bậc phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng, đồng hành xuyên suốt quá trình can thiệp của trẻ. Nhân ngày 2/4, ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ, hãy cùng lắng nghe Bác sĩ chuyên khoa – Đơn nguyên Tâm bệnh – Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí chia sẻ một số bài tập can thiệp cho trẻ để các bậc phụ huynh có thể áp dụng tập cho trẻ ngay tại nhà.

1. Bài tập giao tiếp bằng mắt

Trẻ tự kỷ thường bị thiếu hụt khả năng tương tác xã hội, trẻ ít nhìn thẳng vào mắt của người khác trong lúc giao tiếp. Chính vì thế, việc áp dụng bài tập này sẽ giúp trẻ dần cải thiện tốt khả năng giao tiếp bằng mắt, từ đó gia tăng sự tương tác với những người xung quanh. Cụ thể các bậc phụ huynh cần thực hiện như sau:

Bước 1: Dạy trẻ cách đáp lại khi được gọi tên. Ngồi ngang tầm với với trẻ và gọi tên trẻ để thu hút sự chú ý. Lúc này hãy cầm một vật nào đó, có thể là món ăn hoặc đồ chơi mà trẻ yêu thích để trước mắt trẻ và di chuyển đến tầm mắt của bạn để trẻ có thể nhìn theo. Khi trẻ nhìn vào mắt của bạn thì hãy trao đồ vật cho trẻ xem như một món quà.

Bước 2: Thực hiện lại bước 1 nhưng thời gian kéo dài hơn (khoảng 5 giây)

Bước 3: Trong lúc chơi, vẫn giữ ngang tầm mắt với trẻ, hãy thường xuyên gọi tên trẻ và nhắc trẻ đáp lại lời gọi đó.

Bước 4:  Thực hiện lại bước 3 nhưng hãy đứng cách xa trẻ. Gọi tên và xem phản ứng của trẻ nhỏ. Khi trẻ đáp lại, hãy dành cho trẻ những lời khen.

Bước 5: Đưa ra khẩu lệnh “hãy nhìn vào bố, mẹ” để tăng cường sự chú ý của trẻ.

2. Bắt chước các hoạt động

Do bị hạn chế về các vận động nên trẻ tự kỷ khó có thể thực hiện được các hoạt động đơn giản như gật đầu, lắc đầu, vỗ tay, bước đều, khoanh tay,…Đồng thời, trẻ cũng sẽ gặp nhiều cản trở trong việc bắt chước những người xung quanh. Hãy tập cho trẻ các bước như sau:

Bước 1: Cho trẻ ngồi trên ghế đối diện với tầm nhìn của bạn.

Bước 2: Thực hiện một chỉ dẫn và đưa ra yêu cầu “Hãy làm như thế này”.

Bước 3: Đợi vài giây để trẻ có thể thực hiện theo động tác của bạn. Nếu trẻ vẫn không làm theo, hãy cầm tay hướng dẫn cho trẻ.

Bước 4: Khen thưởng đối với những lần trẻ có thể bắt chước đúng mà không cần nhắc nhở.

Lưu ý: Hãy chia nhỏ các yêu cầu của bạn trong từng lần hướng dẫn khác nhau. Đồng thời, hãy sắp xếp các hoạt động theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp để trẻ có thể thích nghi và hoàn thành tốt nhất.

3. Nhận biết các bộ phận trên cơ thể

Nếu trẻ tự kỷ không thể tự nhận biết và kiểm soát tốt các hoạt động trên cơ thể thì có thể được đề xuất áp dụng bài tập nhận biết này để cải thiện hiệu quả hơn. Cụ thể một số bước thực hiện như sau:

Bước 1: Ngồi trên ghế đối diện với tầm nhìn của trẻ và gia tăng sự tập trung bằng cách nói “Hãy chỉ vào (1 bộ phận cơ thể)”.

Bước 2: Hãy chỉ vào một bộ phận trên cơ thể của trẻ và đặt câu hỏi “Đây là bộ phận gì?”. Nếu trẻ trả lời đúng, hãy khen thưởng cho trẻ. Ngược lại, hãy hướng dẫn và gọi tên bộ phận đó để trẻ ghi nhớ tốt hơn.

Lưu ý: Khi thực hiện bài tập này, các bậc phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn các bộ phận nằm cách xa nhau, ví dụ như mũi và chân để trẻ dễ dàng phân biệt hơn.

Một số bài tập can thiệp hành vi khác như:
- Bắt chước hoạt động vận động môi miệng: bập môi, phun mưa,
- Bắt chước hoạt động vận động rèn luyện sự khép léo: cắt quả, xâu hạt, tô màu, xé giấy
- Hoạt động sinh hoạt hàng ngày: tập xúc ăn, cầm cốc uống nước, gọi đi vệ sinh, mặc quần áo
- Tập điều hòa cảm giác: kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp như mát xa, chải, xoa bóp, ép khớp,….

Tinh thần lạc quan và sự kiên trì đồng hành của phụ huynh là một trong những yếu tố rất lớn góp phần vào kết quả và sự tiến bộ của trẻ tự kỷ trong quá trình can thiệp. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần dành thời gian để chơi và học, cùng làm những điều con yêu thích, xây dựng các mối quan hệ yêu thương, đồng hành cùng con trong hành trình phát triển của mình.

Để được tư vấn chi tiết hơn các bài tập, các bậc phụ huynh có thể liên theo số điện thoại: 02036.500.147
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK