Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 59
  • Tổng truy cập: 20.188.360
Cảnh báo đề phòng tai nạn do tự chế pháo nổ dịp Tết
Cập nhật: 15/01/2020
Lượt xem: 2.510
Ngày 12/1/2020, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận trường hợp trẻ N.Đ.M. vào cấp cứu trong tình trạng cả 2 mắt bị cháy lông mi, bỏng da mi độ I, bỏng kết giác mạc độ I do tự chế pháo nổ tại nhà. Các bác sĩ cảnh báo dịp giáp Tết, các hành vi tự đốt/chế pháo nổ cần được nghiêm cấm, tránh các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em.

     Bệnh nhi N.Đ.M., sinh năm 2007 trú tại Xã Hiệp Hòa, Thị xã Quảng Yên. Theo lời kể, trẻ đã xem clip hướng dẫn làm pháo trên internet và tự mua hoá chất về làm. Khoảng 10 giờ ngày 12/01 trẻ tự trộn 2 loại hóa chất lưu huỳnh và KCLO3 (10.000đ - 12.000đ/túi nhỏ) với than hoa làm pháo nổ và đốt thử bằng bật lửa. Ngay lập tức ngọn lửa bùng lên, chất nổ bắn vào mặt khiến trẻ đau rát trán, cả 2 mắt rát kèm cộm, đau, mắt không mở được. Sau tai nạn, trẻ đi rửa mặt và nằm nghỉ ngơi nhưng không đỡ. Thấy mắt đau rát nhiều trẻ đã gọi người nhà và được đưa đi cấp cứu.


Các hóa chất KCLO3 và lưu huỳnh được chia thành các túi nhỏ mà trẻ có thể tự mua một cách dễ dàng (Hình ảnh minh họa)

     Tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, các bác sĩ khám và chẩn đoán cả 2 mắt trẻ bị bỏng da mi độ I, bỏng kết giác mạc độ I, thị lực hai mắt đo được 7/10. Trẻ được rửa vết thương, tra thuốc kháng sinh, tăng cường dinh dưỡng giác mạc, băng mắt, sử dụng thuốc giảm đau và tiếp tục theo dõi điều trị tại khoa Mắt.

     Đến ngày 13/1/2020, mắt trẻ tiến triển tốt: mắt mở tự nhiên, mắt và mặt đỡ đau rát, nhìn rõ hơn.  


Ths. Bs. Đặng Thị Phương khám mắt cho trẻ

     Theo Ths. Bs. Đặng Thị Phương - Phó Trưởng khoa Mắt cho biết, hàng năm vào dịp Tết thường có người bệnh bị tổn thương mắt phải nhập viện do sử dụng/tự chế pháo nổ. Trường hợp bệnh nhi N.Đ.M. rất may mắn vì lượng hoá chất trẻ sử dụng không nhiều (khoảng 1 thìa nhựa dùng ăn sữa chua - theo lời trẻ) nên chỉ gây tổn thương mức độ nhẹ cho mắt. Nếu lượng chất nổ nhiều có thể gây ra vụ nổ lớn dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như vết thương xuyên nhãn cầu (thủng mắt) ảnh hưởng nặng nề tới chức năng mắt, nguy cơ mù loà…

     Các bác sĩ Bệnh viện cũng khuyến cáo tai nạn do pháo nói chung và pháo nổ nổ tự chế nói riêng đều rất nguy hiểm, không chỉ gây bỏng do tỏa ra nhiệt lượng mà còn có sức công phá gây các vết thương nghiêm trọng. Hơn nữa khi tự chế pháo nổ người chơi thường phải tiếp xúc rất gần nên dễ bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay... Đã có không ít những trường hợp đáng tiếc gây tàn tật, thậm chí là tử vong do pháo. Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân nói chung, đặc biệt là trẻ em cần được tuyên truyền, hiểu biết về những nguy hại do tự chế pháo nổ gây ra, nhất là trong dịp Tết.
Các bài viết khác
Những hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024)(56 lượt xem)Điều trị khối polyp lớn ở đại tràng mà không cần phẫu thuật(93 lượt xem)Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt(23 lượt xem)Vĩnh biệt một nhân cách lớn, trọn đời vì dân(14 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí: Tiến tới làm chủ kĩ thuật về ghép thận(143 lượt xem)Lựa chọn tối ưu trong điều trị hẹp động mạch cảnh(79 lượt xem)Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về mô hình xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam(10 lượt xem)Xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh tiêu biểu của cả nước như lời dặn của Tổng Bí thư(8 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 96-VTTBYT đơn vị tư vấn thẩm định giá vật tư, linh phụ kiện hư hỏng của các hệ thống chẩn đoán hình ảnh(19 lượt xem)Lạc quan điều trị ung thư phổi, người phụ nữ thu được "trái ngọt"(122 lượt xem)Trao đổi kinh nghiệm với Đoàn cán bộ Sở Y tế Hải Phòng về công tác quản lý điều dưỡng(70 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 93-VTTBYT đơn vị cung cấp các trang thiết bị y tế với nội dung(281 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 19/7/2024 đơn vị cung cấp phương tiện hỗ trợ chăm sóc khách hàng cho khoa phòng(51 lượt xem)Phẫu thuật khâu nối động mạch khoeo cho người bệnh(102 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 1780/TB-BVVNTĐ nhà thầu cho gói thầu mua sắm thuốc năm 2024-2025(463 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 18/7/2024 đơn vị cung cấp quạt sấy sửa chữa máy rửa khử khuẩn Getinge(43 lượt xem)Sàng lọc trẻ mắc dị tật khe hở môi khe hở vòm miệng tại thị trấn Ba Chẽ và thành phố Móng Cái(99 lượt xem)Hội thảo “Dinh dưỡng miễn dịch trong điều trị”(32 lượt xem)Thư mời chào giá số 117/HCQT-2024 đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thẩm định E-HSMT, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu(126 lượt xem)Thư mời chào giá số 116/HCQT-2024 đơn vị tư vấn lập và đánh giá E-HSMT(95 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 9/7/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ đường truyền internet FTTH(62 lượt xem)Làm việc ngoài trời nắng nóng hãy cẩn trọng(97 lượt xem)Gãy răng không nên vứt vì có thể cắm lại(131 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 4/7/2024 đơn vị thẩm định giá cho 3 dây nội soi tiêu hóa(48 lượt xem)Khám sàng lọc, tư vấn miễn phí cho trẻ mắc dị tật khe hở môi, khe hở vòm miệng tại Thị xã Quảng Yên(105 lượt xem)Dấu ấn 15 năm Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam (01/7/2009 – 01/7/2024)(11 lượt xem)Tử cung đôi hiếm gặp - Mẹ bầu cần hết sức lưu ý(132 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK