wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 36
  • Tổng truy cập: 17.162.044
Cấp cứu tại chỗ cầm máu cứu sống người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa nặng
Cập nhật: 31/08/2020
Lượt xem: 2.882
Vừa qua, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Nội và khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện đã phối hợp nội soi thực quản dạ dày cấp cứu và kẹp clip cầm máu, cứu sống người bệnh bị xuất huyết tiêu hoá nặng, với nhiều bệnh lý kèm theo: hôn mê gan, xơ gan, tăng huyết áp, tiểu đường…

Người bệnh L. V. V. (Tên người bệnh đã được thay đổi), trú tại Thị xã Đông Triều có tiền sử xơ gan hơn 3 năm, tăng huyết áp hơn 2 năm, mới phát hiện mắc tiểu đường 1 tháng nay. Người bệnh vào viện trong tình trạng da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt (70/40 mmHg), lơ mơ gọi hỏi không trả lời, đại tiện phân đen sệt. Đã được nhập viện theo dõi điều trị tại khoa hồi sức tích cực Nội. Người bệnh được điều trị các thuốc cầm máu, kháng sinh, nhuận tràng, truyền dịch nâng huyết áp. Đây là một trường hợp điều trị gặp nhiều khó khăn bởi ngoài tình trạng xuất huyết tiêu hoá nặng, người bệnh còn kèm theo tình trạng hôn mê gan, xơ gan nặng, nguy cơ tử vong rất cao… Sau 1 ngày điều trị tình trạng xuất huyết tiêu hoá không cải thiện, người bệnh tiếp tục nôn máu đỏ tươi số lượng nhiều, khoảng 1.000 ml... Ngay lập tức khoa Hồi sức tích cực Nội đã liên hệ bác sĩ khoa Nội tiêu hóa và các đơn vị liên quan tổ chức kíp nội soi dạ dày tá tràng cấp cứu ngay tại khoa cho người bệnh.

 

Người bệnh xuất huyết tiêu hóa nặng, nôn máu đỏ tươi khoảng 1.000 ml
 
Hình ảnh nội soi dạ dày cho thấy tình trạng tổn thương rách Mallory Weiss, kích thước khoảng 1,2 cm có lộ điểm mạch, chảy máu, các bác sĩ đã can thiệp kẹp 5 clip cầm máu. Sau thủ thuật theo dõi vị trí vết rách cầm máu tốt, người bệnh không nôn thêm, tình trạng xuất huyết và hôn mê gan được kiểm soát. Người bệnh bắt đầu đi ngoài phân vàng và chuyển tại khoa Nội tiêu hoá tiếp tục theo dõi điều trị.

5 ngày sau, sức khỏe người bệnh ổn định hơn và đã được ra viện trong tình trạng: tỉnh táo, tiếp xúc tốt, da niêm mạc hồng, không nôn máu, đại tiện phân vàng, mạch huyết áp ổn định.

Các bác sĩ khoa Nội tiêu hóa cho biết xuất huyết tiêu hóa là một bệnh lý cấp cứu, đòi hỏi phải được chẩn đoán sớm, xác định được nguyên nhân chảy máu để cầm máu… Nếu không người bệnh sẽ bị mất máu nặng nề và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, về chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng cấp cứu để chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hoá luôn được cân nhắc đối với từng trường hợp người bệnh. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện và trang thiết bị chẩn đoán hiện đại, linh hoạt, người bệnh L. V. V. đã được cấp cứu cầm máu thành công thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Các bài viết khác
Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô cho người bệnh(59 lượt xem)Phẫu thuật nang rò khe mang khổng lồ cho người bệnh(64 lượt xem) Tích cực hành động nhằm giảm thiểu chất thải nhựa sinh hoạt tại Bệnh viện(55 lượt xem)Thư mời chào giá hóa chất diệt muỗi ngày 19/4/2024(53 lượt xem)Cứu sống người bệnh nhồi máu cơ tim tối cấp có biến chứng ngừng tuần hoàn(151 lượt xem)Thành công từ việc phối hợp liên chuyên khoa điều trị cho những trường hợp có nhiều bệnh lý phức tạp(93 lượt xem)Cứu sống sản phụ bị thiếu máu, giảm tiểu cầu nguy kịch(107 lượt xem)Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đội ngũ Y tế đã xác lập 3 kỷ lục ghép tạng trong 48 giờ(47 lượt xem)Nối thành công bàn chân gần đứt rời cho người bệnh(173 lượt xem)Sinh hoạt khoa học: “Chăm sóc người bệnh sau gây mê, gây tê”(77 lượt xem)Thư mời chào giá hóa chất diệt chuột ngày 10/4/2024(83 lượt xem)Lần đầu tiên Việt Nam chia tách thành công gan người(92 lượt xem)Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam(77 lượt xem)Phối hợp cùng các đơn vị trên địa bàn đảm bảo an toàn y tế cho du khách đến tham quan danh thắng Yên Tử(112 lượt xem)Đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh tổ chức triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị(67 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 10/2024/HCQT mua vật tư tiêu hao dùng cho kiểm soát nhiễm khuẩn(94 lượt xem)Đảm bảo chất lượng mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện theo đội(72 lượt xem)Lần đầu tiên lấy tạng ngay tại tuyến tỉnh từ người cho chết não, cứu sống nhiều bệnh nhân nặng(71 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vinh dự nhận bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh trong công tác cải cách hành chính(59 lượt xem) Bé trai phải nhập viện do kẹp gót chân vào nan xe đạp(163 lượt xem)Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi túi mật ở trẻ em(189 lượt xem)Gắp dị vật trong khí quản thành công cho những trường hợp phức tạp(216 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ III sau khi tự uống thuốc đau xương khớp(170 lượt xem)Đoàn kiểm tra chất lượng Sở Y tế đánh giá tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(175 lượt xem)Đái tháo đường thai kỳ - Không thể xem thường(145 lượt xem)Thư mời thẩm định giá vật tư y tế số 34/VTTBYT-2024(39 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 05/2024/HCQT mua bình khí EO(68 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK