Tuy tự kỷ khá phức tạp, song thực tế cho thấy, nếu trẻ được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời, đúng cách và phù hợp, trẻ sẽ có những tiến bộ đáng kể, từ việc nâng cao khả năng tự phục vụ, nhiều trẻ có thể đi học, tìm việc làm và sống độc lập. Can thiệp cho trẻ mắc rối loạn tự kỷ cần phải có sự phối hợp tốt từ phía gia đình và bác sĩ. Bởi nếu bỏ lỡ “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển của trẻ thì sẽ rất khó khăn để trẻ có thể hòa nhập với cộng đồng.
Tại Quảng Ninh, dịch bệnh hiện đã và đang được kiểm soát, việc học tập, can thiệp đối với trẻ bị tự kỉ được tiếp tục duy trì sau một thời gian bị gián đoạn. Trong suốt quá trình nghỉ, các bác sĩ cũng thường xuyên liên lạc, theo dõi trẻ thông qua các bậc phụ huynh. Luôn nhắc nhở các bậc phụ huynh có thể tự can thiệp cho con tại nhà qua những việc đơn giản như:
- Bố/mẹ thường xuyên chơi/học với con hàng ngày.
- Kiên nhẫn, lắng nghe những mong muốn của trẻ.
- Không cáu gắt, quát mắng…
- Quan sát trẻ để kịp thời lắm bắt tâm tư, nguyện vọng mong muốn của trẻ.
Đơn vị Tâm bệnh tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa đảm bảo điều trị vừa thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19
Hiện tại, đơn vị Tâm bệnh thuộc khoa Nhi Bệnh viện đang tiếp tục đón trẻ đến can thiệp. Với liệu trình can thiệp liên tục 3 tuần/đợt đối với bệnh nhi. Việc duy trì hoạt động luôn được đảm bảo yếu tố phòng chống dịch bệnh cho người nhà và trẻ đến can thiệp. Đơn vị Tâm bệnh đã và đang thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, không lơ là, chủ quan nhằm thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa điều trị cho trẻ mắc rối loạn tự kỷ, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.