Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 72
  • Tổng truy cập: 22.995.280
Chậm tiêu dịch phổi – Nguy cơ trẻ sơ sinh phải đối mặt
Cập nhật: 06/10/2023
Lượt xem: 5.361
Cơn thở nhanh thoáng qua (Transient tachypnea of newborn: TTN) là một rối loạn nhu mô phổi được đặc trưng bởi tình trạng phù nề do sự trì hoãn tái hấp thu dịch phổi. Vì vậy còn được gọi là hội chứng chậm tiêu dịch phổi hay bệnh phổi ướt. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy hô hấp ở trẻ giai đoạn ngay sau sinh.
 
Chậm tiêu dịch phổi hay gặp ở trẻ có tiền sử mổ đẻ trước chuyển dạ, trẻ lọt quá nhanh, mẹ bị tiểu đường, hen phế quản, mẹ dùng thuốc ức chế β giao cảm (khoảng 9% đối với trẻ sơ sinh ra đời bằng phương pháp mổ lấy thai). Nguyên nhân do trong lòng phế nang còn chứa dịch gây cản trở thông khí và trao đổi khí.
 
Ngày nay suy hô hấp do chậm tiêu dịch phổi không chỉ là cơn thở nhanh thoáng qua mà nó còn đe dọa tới tính mạng trẻ sơ sinh nếu trẻ không được chuyển kịp thời đến đơn vị chăm sóc sơ sinh để hỗ trợ y tế. Dẫn đến những biến chứng nặng nề như: tràn khí màng phổi, xuất huyết phổi, tăng áp phổi dai dẳng (PPHN) và tiến triển hội chứng khò khè sớm ở trẻ sau này.
 
Mới đây, ngày 16/9/2023, khoa Sơ sinh Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí tiếp nhận cấp cứu trẻ V. T. Đ. N., thai lần 2, 39 tuần, sau mổ đẻ trẻ khóc rên, tím, nhịp thở 110 lần/phút (chỉ số bình thường dưới 60 lần/phút), rút lõm lồng ngực rõ.
 
Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp nặng do chậm tiêu dịch phổi. Trẻ được điều trị hồi sức tích cực thở máy CPAP, tách mẹ và nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn. Sang ngày điều trị thứ 2, tình trạng suy hô hấp ở trẻ không cải thiện, lâm sàng có dấu hiệu tăng áp lực động mạch phổi, chênh áp tay chân (SpO2 tay 93%, SpO2 chân 82%), phổi thông khí kém. Hình ảnh chụp X-quang mờ đều 2 phổi.


Trẻ được chụp X-quang vào ngày điều trị thứ 2 cho thấy phổi mờ đều 2 bên 


Trẻ phải tách mẹ và điều trị hồi sức tích cực tại khoa Sơ sinh

 
Nhận định tình trạng sức khoẻ trẻ có dấu hiệu nguy kịch, các bác sĩ đã chuyển phác đồ điều trị thở máy cao tần cho trẻ, dùng thuốc giãn mạch phổi, vận mạch, bơm sunfatant…
 
Với những nỗ lực điều trị của các bác sĩ cùng sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật hiện đại, sau 5 ngày điều trị, sức khoẻ trẻ bắt đầu tiến triển tốt: Trẻ được ngừng máy thở, ngừng vận mạch, chuyển thở oxy và ghép mẹ. Hiện trẻ hồng hào, SpO2 99%, phản xạ khá, bú mẹ hoàn toàn, không có cơn tím, trương lực cơ tốt, đều hai bên. Trẻ tiến triển tốt và đã được xuất viện ngày 5.10.2023.


Bác sĩ khoa Sơ sinh thăm khám cho trẻ sau 10 ngày điều trị: Sức khoẻ trẻ tiến triển tốt, hồng hào, bú mẹ hoàn toàn

Chậm tiêu dịch phổi ở trẻ sơ sinh tuyệt đối không thể chủ quan. Trẻ sau sinh cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để phát hiện các dấu hiệu bất thường và can thiệp kịp thời, tránh các tai biến, biến chứng có thể xảy ra cho trẻ.
 

Các bài viết khác
Người đàn ông bị đa chấn thương do nổ bình ga mini(22 lượt xem)Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp Giải pháp mới điều trị các bệnh lý về mật và ống tụy(32 lượt xem)Tưởng nhớ anh – người con trai đất mỏ(40 lượt xem)Chính thức áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử từ ngày 01/04/2025(39 lượt xem)Đánh giá Hệ thống chất lượng và năng lực kỹ thuật xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2022 tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(27 lượt xem)Cứu sống sản phụ bị sản giật nặng(36 lượt xem)Thông điệp phòng, chống bệnh Sởi của Bộ Y tế(42 lượt xem)Bệnh Sởi, cách chẩn đoán, phòng và chăm sóc người bị sởi(61 lượt xem)Tiếp và làm việc với chuyên gia Thụy Điển về chuyên ngành Sản phụ khoa(46 lượt xem)Bệnh viện đạt 4,61/5 điểm theo Bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế (56 lượt xem)Tổ chức chương trình đồng hành cùng người bệnh Chào mừng Ngày Công tác xã hội (38 lượt xem)Giải pháp điều trị cho người bệnh tắc động mạch chi dưới (52 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh(31 lượt xem)Đoàn Giám sát chuyên đề, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh Quảng Ninh làm việc tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(48 lượt xem)Người bệnh phải nhập viện do vô tình nuốt phải kim khâu(30 lượt xem)Hiểm họa khôn lường khi tự dùng thuốc tại nhà(47 lượt xem)Ghép thận tại Quảng Ninh(49 lượt xem)Bệnh sởi - Những điều bố mẹ cần biết trong mùa dịch(35 lượt xem)Niềm vui trong ngày đặc biệt(58 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 17/03/2025 đơn vị cung cấp báo giá hàng Than đốt lò hơi năm 2025-2026 của bệnh viện(57 lượt xem)Bộ Y tế thẩm định điều kiện lấy, ghép tạng tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(77 lượt xem)Gạt nước mắt, người vợ trẻ hiến tạng của chồng, hồi sinh sự sống hai người khác(33 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 14/03/2025 đơn vị cung cấp hàng hóa chất sinh phẩm trong phát máu cho khoa Huyết học - Truyền máu năm 2025-2026(41 lượt xem)Hồi sinh kỳ diệu: sản phụ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” (43 lượt xem)“Phẫu thuật không túi” tránh hậu môn nhân tạo trong điều trị ung thư trực tràng thấp(59 lượt xem)Trung tâm Y tế than khu vực Mạo Khê tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(73 lượt xem)Hưởng ứng ngày thận thế giới(35 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK