Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 73
  • Tổng truy cập: 20.185.741
Chế độ ăn cho người bệnh ung thư dạ dày có hoá trị
Cập nhật: 28/11/2023
Lượt xem: 1.031
Hoá trị là gì? 
Hóa trị khi điều trị ung thư là sử dụng thuốc (hay chính là hóa chất hoặc chất gây độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào phát triển, tránh tăng sinh nhanh bên trong cơ thể. Chúng được sử dụng để điều trị các bệnh ung thư vì những tế bào ung thư thường có đặc tính là nhân lên nhanh hơn so với đa số các tế bào thường trong cơ thể.

Hóa trị loại trừ hoặc giảm các tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng mang đến những tác dụng phụ trên người bệnh như gây chết những tế bào máu ngoại biên, buồn nôn, nôn ói, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, rụng tóc, viêm niêm mạc miệng…


Những người bệnh ung thư dạ dày có truyền hóa chất có nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao, vì vậy trong quá trình điều trị người bệnh cần chú ý đến tăng cường dinh dưỡng. Dưới dây là các hướng dẫn về chế độ ăn cho người bệnh ung thư dạ dày có hóa chất:

- Lưu ý: Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa
- Hạn chế những ngày ăn chay vì nguy cơ thiếu đạm. Nếu có ăn chay thì cần tăng các thực phẩm giàu đạm từ thực vật như: đậu tương, đậu phụ, sữa, đỗ đen, đỗ xanh, hạnh nhân, các loại hạt…

Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm:

* Thực phẩm nên dùng:
- Ưu tiên thực phẩm tươi mới, hạn chế thực phẩm bảo quản lâu
- Nguồn tinh bột: gạo tẻ máy, mì gạo, khoai lang...
- Các thực phẩm giàu đạm ít béo như thịt nạc, đậu phụ, thịt gia cầm (bỏ da), trứng 2 quả/tuần, ăn cả lòng trắng và lòng đỏ, ăn cách ngày
- Các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương…
- Ăn nhiều rau xanh, mềm, bỏ vỏ, đa dạng, quả chín ít ngọt, rau lá xanh đậm (rau khoai lang, rau đay, rau mồng tơi), mỗi ngày nên ăn 400 – 500g rau, 200 – 400g quả chín ít ngọt như roi, thanh long, bưởi, ổi, cam, củ đậu, mận, táo…
- Tăng cường thực phẩm bổ sung nhiều omega – 3: cá hồi, dầu oliu…
- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, C, A, Selen có khả năng chống oxy hóa như cà rốt, cà chua, rau ngót, rau muống...
- Các loại sữa chuyên biệt cho NB ung thư.

 

* Thực phẩm hạn chế dùng:
- Hạn chế muối, chấm nhẹ tay, hạn chế mì chính và hạt nêm
- Bánh mì có các loại hạt (hạnh nhân, vừng, lạc...). Ngũ cốc nguyên cám, yến mạch, gạo lứt
- Thịt nhiều chất béo, đậu, đỗ và các loại hạt
- Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối như: mỳ tôm, các loại bánh mặn, gà rán, khoai tây chiên, các loại bánh ngọt…
- Thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối: thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối…
- Các thực phẩm chứa nhiều acid béo như: các món thịt nướng, thịt hun khói, các món xào, rán, quay, các loại bánh như bánh chả...
- Các thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng gói sẵn như: đồ hộp, thịt nguội…
- Hạn chế nêm nếm, ướp trước khi chế biến.
- Hạn chế uống nước chè ban đêm (nên uống nước chè ban ngày)

* Thực phẩm không nên dùng:
- Rượu, bia, cà phê, nước ngọt có đường
- Dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần
- Các loại nấm mốc như lạc mốc, đỗ đậu mốc, hạt bí, hạt dưa rang sẵn bị mốc...

Thực đơn mẫu cho người bệnh ung thư dạ dày có hoá trị nặng 50kg:
- Nhu cầu khuyến nghị: Năng lượng: 1500kcal, đạm: 68g, béo:42g,
chất bột đường: 214g
- Tỉ lệ các chất sinh năng lượng (P:L:G)= 18:25:57
- Số bữa: 5
- Muối < 5 gam/ngày
- Cholesterol < 200mg/ngày
- Phương pháp chế biến: luộc, hấp, xào, ưu tiên thực phẩm mềm nhừ

 
Khoa Dinh dưỡng

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK