Chúng ta thường được nghe trên các phương tiện truyền thông về chế độ dinh dưỡng hợp lý là “tăng cường ăn các loại dầu thực vật, hạn chế ăn các loại mỡ động vật”. Vậy chúng ta hiểu về câu nói này như thế nào? Hãy lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia Dinh dưỡng, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Hình minh họa
Dầu thực vật hay mỡ động vật đều là Lipid thuộc nhóm chất dinh dưỡng sinh năng lượng. Dầu thực vật có thành phần chủ yếu là những acid béo không no và không có cholesterol. Mỡ động vật trong thành phần có nhiều acid béo và có cholesterol (gồm 2 loại cholesterol “xấu” và cholesterol “tốt”)
Chế độ ăn có nhiều acid béo no và cholesterol “xấu” sẽ làm giảm hấp thụ của ruột làm cho lượng cholesterol trong máu tăng cao, lâu ngày gây tăng huyết áp, làm xơ mỡ mạch máu, có thể gây nhồi máu (não, phổi, cơ tim ...) và nhất là gây xuất huyết não - một tai biến nặng nề. Trong khi chế độ ăn có nhiều acid béo không no và cholesterol có tác dụng ngược lại là có lợi cho tim mạch, chống xơ vữa mạch máu và qua đó giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Ở dầu thực vật, do cấu trúc phân tử có nối đôi nên kém bền vững, nên trong môi trường nhiệt độ cao, đun đi đun lại nhiều lần, dễ bị ô xy hóa thành các chất độc hại cho cơ thể. Mỡ động vật có nhiều acid béo no bền vững hơn trong môi trường nhiệt, do đó khó bị phân hủy hơn trong quá trình đun nấu.
Theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, trong chế biến món ăn hàng ngày nên sử dụng ½ dầu ăn (dầu thực vật) cho các món chế biến ở nhiệt độ thấp và ½ mỡ lợn nước (mỡ động vật) trong chế biến các món cần chế biến ở nhiệt độ cao.