Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 40
  • Tổng truy cập: 20.587.033
29/07/2024 - 437 lượt xem
Sản phụ không thăm khám, quản lý thai kỳ chặt chẽ, nên đã không phát hiện ra bệnh lý tiền sản giật, chỉ đến khi hôn mê mới được người thân vội vã đưa đến viện. Trong quá trình di chuyển đến Bệnh viện, sản phụ bị co giật, tím tái, mất ý thức.
05/07/2022 - 971 lượt xem
Theo BSCKII. Nguyễn Thị Thúy Hà Bệnh viện cho biết: Sa dây rau là một trong những cấp cứu tối khẩn cấp trong sản khoa. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời dây rau sẽ bị chèn ép giữa ngôi thai và khung chậu gây ra tình trạng ngưng trệ tuần hoàn, khi đó thai nhi có nguy cơ mất tim thai và có tử vong ngay trong bụng mẹ.
29/10/2020 - 2.056 lượt xem
Tiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, thường gặp trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với những triệu chứng như tăng huyết áp, protein niệu và phù. Tiền sản giật là một bệnh lý nặng và có thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan. Nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
30/09/2020 - 6.051 lượt xem
Trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố khiến hệ miễn dịch của thai phụ bị suy giảm, sức đề kháng của cơ thể yếu đi. Do vậy ngoài những vấn đề khó chịu như ốm nghén, đau lưng, ợ chua, chuột rút, phù nề… các bệnh lý thường gặp nếu xuất hiện trong thời kỳ mang thai nói chung đều phải được theo dõi cẩn trọng hơn bình thường, đề phòng các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của cả người mẹ và thai nhi.
16/06/2020 - 8.726 lượt xem
Trong y học, truyền máu song thai là một bệnh lý hiếm gặp. Tỷ lệ mắc hội chứng truyền máu song thai là 0,1-1,9/1000 trẻ sinh ra. Hội chứng truyền máu song thai hay còn gọi là Twin-twin transfusion syndrome -TTTS xảy ra trong thai kỳ khi người mẹ mang thai cặp song sinh cùng trứng và cùng một bánh nhau. Hội chứng sẽ dẫn đến tình trạng máu phân phối không đều giữa các thai nhi do ở bánh nhau xuất hiện những bất thường trong mạch máu, khiến lượng máu cung cấp cho một đứa trẻ được truyền đến đứa trẻ còn lại qua nhau thai. Một trẻ cho máu và một trẻ nhận máu. Trẻ nhận máu thường sẽ lớn hơn, huyết áp cao hơn so với bình thường, trẻ còn lại không nhận đủ lượng máu và chất dinh dưỡng, oxy nên sẽ nhỏ hơn. Khi mắc hội chứng truyền máu song thai nếu không được điều trị thì 90-100% thai sẽ chết. Trường hợp một trong hai thai chết thì 25% thai còn lại bị di chứng thần kinh nặng nề.
07/06/2020 - 2.114 lượt xem
Ngày 5/6/2020, các bác sĩ Khoa Sản Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành phẫu thuật lấy thai cho sản phụ Trần Thị Bích N. 29 tuổi. Được biết sản phụ mang thai đôi và thai được 36 tuần 6 ngày.
08/04/2020 - 3.164 lượt xem
Ngày 31/3/2020, các bác sĩ Khoa Sản - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành phẫu thuật lấy thai, bảo tồn tử cung thành công đồng thời cắt bỏ khối u cơ tử cung lớn kích thước 15x16cm cho một sản phụ 35 tuổi trú tại Chí Linh - Hải Dương.
28/02/2020 - 2.577 lượt xem
Hội chứng HELLP là một rối loạn có khả năng đe dọa đến tính mạng có liên quan đến tiền sản giật, xảy ra ở 5-8% phụ nữ mang thai. Đây là bệnh lý rối loạn về gan và máu có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các triệu chứng của hội chứng HELLP mơ hồ và thường khó có thể chẩn đoán sớm. Vì thế, cách tốt nhất là các sản phụ cần kiểm tra định kỳ sản khoa, tim mạch và một số bệnh lý nguy cơ. Khi có các triệu chứng bất thường: phù, đau đầu, hoa mắt nhìn mờ, đau bụng vùng thượng vị, tiểu tiện ít… phải đi khám để được chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời.
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK