Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 140
  • Tổng truy cập: 21.928.570
Đề phòng bệnh lý tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
Cập nhật: 29/10/2020
Lượt xem: 2.099
Tiền sản giật là một bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, thường gặp trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với những triệu chứng như tăng huyết áp, protein niệu và phù. Tiền sản giật là một bệnh lý nặng và có thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan. Nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Gần đây nhất, các bác sĩ khoa Sản đã phẫu thuật cấp cứu cho sản phụ P. T. N., 30 tuổi thai 33 tuần 2 ngày, thai lần 2. Cách vào viện khoảng 2 tháng sản phụ thấy phù nhiều toàn thân và được các bác sĩ tư vấn vào viện nhưng đã không làm theo. Đến khi tình trạng phù tăng mới đến viện… Tại Bệnh viện sản phụ được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết cho thấy tình tạng phù toàn thân, phù mềm, ấn lõm, huyết áp cao 150/100 mmHg, protein niệu 2(+)… siêu âm thai ước lượng cân nặng 1.400g, thai chậm phát triển trong buồng tử cung. Monitoring theo dõi tim thai có hình ảnh suy thai rõ. Sản phụ được chẩn đoán bị tiền sản giật nặng, suy thai, thai chậm phát triển.  

Sản phụ đã được xử trí thuốc hạ áp, tiêm thuốc trưởng thành phổi và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy thai. Thai nhi là là một bé gái cân nặng 1.400 chào đời trong tình trạng tím toàn thân, không có phản xạ, nhịp tim 0, không có nhịp thở. Ngay lập tức trẻ được các bác sĩ khoa Sơ sinh cấp cứu: ép tim, bóp bóng, đặt nội khí quản… Sau 5 phút cấp cứu trẻ bắt đầu có nhịp tim, hồng hơn và chuyển khoa Sơ sinh tiếp tục điều trị thở máy, truyền dịch kháng sinh, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn.

6 ngày sau phẫu thuật sức khoẻ của sản phụ ổn định và đã được xuất viện. Riêng trẻ được tiếp tục áp dụng chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo, tập bú mẹ. Hiện trẻ tỉnh táo, nhanh nhẹn, tự thở, hồng hào, cân nặng 1.500g và dự kiến sẽ được ra viện trong vài ngày tới.


Sản phụ đang chăm sóc con bằng phương pháp Kangaroo tại khoa Sơ sinh
 
Trường hợp sản phụ P. T. N. qua khai thác thông tin được biết sản phụ không đi khám đầy đủ theo tư vấn của bác sĩ trong quá trình mang thai. Điều này rất nguy hiểm khiến sản phụ không được phát hiện và theo dõi quản lý tình trạng tiền sản giật sớm. Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo ngay từ những tháng đầu thai kỳ, các sản phụ cần thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiền sản giật để chủ động phòng ngừa và điều trị. Trong 3 tháng cuối, khi có những biểu hiện bất thường liên quan đến tiền sản giật như tăng huyết áp, phù chân, sản phụ cần khám thai thường xuyên để bác sĩ tư vấn kịp thời. Tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như: phù não, suy thận cấp, rối loạn động máu, vỡ gan, suy tim cấp, suy gan, thai chậm phát triển, thai chết lưu, sinh non…

Các bài viết khác
Bệnh bạch biến có lây nhiễm hay không?(52 lượt xem) Phẫu thuật nội soi u tuyến tiền liệt cho cụ ông 100 tuổi(40 lượt xem)Hoại tử vùng mông do tự đắp thuốc điều trị bệnh trĩ(61 lượt xem)Phẫu thuật khối u gan lớn cho người bệnh(139 lượt xem)Xã Liên Hoà, Thị xã Quảng Yên: Khép lại hành trình khám chữa bệnh nhân đạo năm 2024(89 lượt xem)Cấp cứu một trường hợp xuất huyết tiêu hóa ở trẻ 12 tuổi(48 lượt xem)Nâng cao nhận thức và hiệu quả chẩn đoán điều trị bệnh đái tháo đường(71 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 11/11/2024 đơn vị cung cấp máy in barcode(30 lượt xem)Dị ứng da đầu do thuốc nhuộm tóc(106 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 08/11/2024 đơn vị cung cấp khăn lau các loại, vải sơn(25 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 08/11/2024 đơn vị cung cấp báo giá hàng đồ vải y tế(32 lượt xem)Chẩn đoán và phẫu thuật kịp thời cho bé gái 26 ngày tuổi thoát vị bẹn(58 lượt xem)Chẩn đoán và điều trị kịp thời trường hợp xoắn tinh hoàn ở trẻ(83 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 07/11/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy in, máy tính(59 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 07/11/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa mái kho W bệnh viện(62 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 07/11/2024 đơn vị cung cấp hàng hóa/dịch vụ(63 lượt xem)Bác sĩ bất ngờ khi chào đón cặp song sinh còn nguyên trong bọc ối(102 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 07/11/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa hệ thống chiếu sáng khuôn viên bệnh viện(58 lượt xem)Người bệnh đến viện khi ruột thừa đã vỡ(126 lượt xem)Phục hồi thẩm mỹ cho người bệnh bị khuyết hổng xương do u nang xương hàm(84 lượt xem)Phẫu thuật thành công 1 trường hợp tắc ruột phức tạp(141 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 05/11/2024 đơn vị cung cấp hàng Ấn phẩm của Bệnh viện(35 lượt xem)Hiểm họa khôn lường từ thói quen ngậm tăm(102 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 05/11/2024 đơn vị cung cấp hàng tiêu hao cho hoạt động Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện (29 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 05/11/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp và thử nghiệm mẫu tro xỉ than lò hơi(38 lượt xem)Khám sức khoẻ nhân đạo cho người dân Xã Liên Vị, Thị xã Quảng Yên(68 lượt xem)Giữ vững nghị lực và sự lạc quan dù ung thư “gõ cửa” tới hai lần(123 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh - Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK