Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 45
  • Tổng truy cập: 23.268.051
Những lưu ý khi dùng thuốc chống đông kháng vitamin K
Cập nhật: 29/12/2020
Lượt xem: 8.578
Thuốc chống đông kháng vitamin K (còn gọi là thuốc kháng vitamin K) là thuốc chống đông máu đường uống, được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa huyết khối trong các mạch máu. Thuốc giúp ngăn không cho huyết khối hình thành và tăng lên về kích thước, nhưng không làm tan huyết khối. Ở nước ta thường sử dụng 2 loại thuốc chống đông kháng vitamin K là Sintrom (Acenocoumarol) và Coumadin (warfarin).
 
1. Thuốc kháng vitamin K được chỉ định khi nào?
- Người bệnh đã thay van tim cơ học cần phải uống kháng đông suốt đời để duy trì hoạt động của van, tránh bị kẹt van do cục máu đông có thể dẫn đến đột tử.
- Người bệnh bị loạn nhịp tim (rung nhĩ) dễ tạo cục máu đông trong tim. Cục máu đông này được tim bóp ra, có thể trôi theo dòng máu lên não gây đột quỵ (nhồi máu não). Do đó người bệnh bị rung nhĩ phải uống thuốc chống đông để ngăn ngừa đột quỵ.
- Người bệnh có huyết khối tĩnh mạch chân cần uống thuốc kháng đông từ 3 đến 6 tháng hoặc lâu hơn tùy theo nguyên nhân gây huyết khối.
- Người bệnh thuyên tắc phổi, tăng áp động mạch phổi tiên phát cần điều trị thuốc kháng đông lâu dài.

2. Sử dụng thuốc kháng vitamin K như thế nào?
- Uống đúng liều lượng theo đơn của bác sĩ, tránh dùng quá liều có thể gây chảy máu, liều thấp có thể gây huyết khối.
- Nên chia sẵn liều thuốc chống đông nếu người bệnh uống hàm lượng nhỏ, tránh trường hợp uống nhầm, quá liều, đặc biệt đối với người bệnh cao tuổi.
- Nên uống thuốc kháng vitamin K vào một giờ nhất định trong ngày.
- Nên uống thuốc liên tục đến ngày tái khám.

3. Nếu quên không dùng thuốc
- Uống lại liều đã quên ngay khi nhớ ra nếu quên trong vòng 8 tiếng.
- Nếu quên trên 8 tiếng, nên bỏ qua liều đó, chờ uống liều tiếp theo.
- Không được uống gấp đôi liều thuốc để bù lại liều quên.
- Nên thông báo với bác sĩ liều thuốc quên khi đến tái khám.
- Nếu quên liên tiếp 2 lần nên hỏi ý kiến hướng dẫn của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ của thuốc kháng vitamin K
Tác dụng phụ có thể nhẹ hoặc nặng, tạm thời hay vĩnh viễn. Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ nếu thấy các biểu hiện sau:

- Bất tỉnh, nhức đầu, chóng mặt, hoặc yếu nửa người.
- Đau bụng, đại tiện ra máu hoặc phân đen.
- Bầm tím trên da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, vết thương lâu cầm máu.
- Tê hoặc ngứa mặt, bàn tay, hoặc bàn chân.
- Đau, sưng, hay khó chịu ở cơ.
- Kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
- Nước tiểu màu hồng hoặc màu nâu.
- Đột ngột khó thở.

 
 
Thuốc chống đông kháng vitamin K (còn gọi là thuốc kháng vitamin K) giúp ngăn không cho huyết khối hình thành và tăng lên về kích thước, nhưng không làm tan huyết khối (Hình ảnh minh hoạ)
 
5. Những thực phẩm nào có thể ảnh hưởng đến thuốc kháng vitamin K?
Nhiều loại thực phẩm chứa vitamin K có thể gây cản trở tác dụng của thuốc này. Vì thế cần có một chế độ ăn ổn định ít thay đổi và nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa vitamin K bao gồm:
- Cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp, củ cải, rau chân vịt, súp lơ, mùi tây, hành xanh, rau muống, măng tây và rau diếp.
- Mù tạt.
- Trà xanh.
- Bơ.
- Gan động vật, thịt cừu, thịt bò.
- Dầu đậu tương, đậu nành dầu hướng dương, đậu (đậu Hà Lan, đậu xanh).

6. Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc chống đông kháng vitamin K
- Thường xuyên theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.
- Theo dõi hiệu quả điều trị thường xuyên theo lịch của bác sĩ.
- Không được tự ý dùng thuốc.
- Tránh uống rượu.
- Không tham gia hoạt động thể thao đối kháng có thể dẫn đến va chạm mạnh.
- Duy trì chế độ ăn phù hợp và ít thay đổi.
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK