Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 62
  • Tổng truy cập: 22.995.219
Phẫu thuật cho người đàn ông bị máy cưa gỗ cắt vào cẳng tay
Cập nhật: 02/04/2021
Lượt xem: 3.506
Các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành phẫu thuật xử trí vết thương cẳng tay phức tạp cho một người đàn ông. Được biết trước đó người bệnh có sử dụng cưa máy để cắt gỗ nhưng do bị trượt tay dẫn đến lưỡi cưa máy trực tiếp cắt vào tay.

Người bệnh được nhanh chóng sơ cứu và được đưa đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tay trái, vết thương chảy máu nhiều, mất vận động và cảm giác các ngón tay, cổ tay, đầu ngón tay tím.



Vết thương được sơ cứu trước khi phẫu thuật xử lý

 
Các bác sĩ chẩn đoán đây là vết thương tổn thương mạch máu và thần kinh, gân cơ phức tạp và chỉ định phẫu thuật để xử trí vết thương.

BSCKI. Trương Văn Phi người trực tiếp phẫu thuật cho người bệnh cho biết  người bệnh bị tổn thương đứt động mạch trụ, đứt thần kinh giữa, thần kinh trụ và gân cơ vùng cổ tay. Đây là tổn thương phức tạp cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt bởi nếu để lâu rất có thể chức năng vận động sẽ bị ảnh hưởng thậm chí có những trường hợp phải cắt bỏ cẳng tay, cánh tay.

Sau khoảng gần 1 giờ phẫu thuật các bác sĩ đã tiến hành nối mạch máu, dây thần kinh và gân cơ cho người bệnh. Sau phẫu thuật hiện các ngón tay của người bệnh hồng ấm và cử động bình thường.



Hiện vết thương của người bệnh ổn định, cử động tốt

 
Cũng theo bác sĩ, số người bệnh nhập viện do tai nạn lao động liên quana đến các loại máy cắt khá phổ biến và nó luôn để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy khi tham gia lao động, người lao động hãy luôn chủ động sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động trong quá trình thao tác với máy móc: mặt nạ, nón bảo hộ, kính bảo hộ, khẩu trang, tấm che mặt… Cần kiểm tra máy móc trước khi vận hành làm việc để tránh những việc đáng tiếc có thể xảy ra.

Các bài viết khác
Người đàn ông bị đa chấn thương do nổ bình ga mini(22 lượt xem)Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp Giải pháp mới điều trị các bệnh lý về mật và ống tụy(32 lượt xem)Tưởng nhớ anh – người con trai đất mỏ(40 lượt xem)Chính thức áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử từ ngày 01/04/2025(39 lượt xem)Đánh giá Hệ thống chất lượng và năng lực kỹ thuật xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2022 tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(27 lượt xem)Cứu sống sản phụ bị sản giật nặng(36 lượt xem)Thông điệp phòng, chống bệnh Sởi của Bộ Y tế(42 lượt xem)Bệnh Sởi, cách chẩn đoán, phòng và chăm sóc người bị sởi(61 lượt xem)Tiếp và làm việc với chuyên gia Thụy Điển về chuyên ngành Sản phụ khoa(46 lượt xem)Bệnh viện đạt 4,61/5 điểm theo Bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế (56 lượt xem)Tổ chức chương trình đồng hành cùng người bệnh Chào mừng Ngày Công tác xã hội (38 lượt xem)Giải pháp điều trị cho người bệnh tắc động mạch chi dưới (52 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh(31 lượt xem)Đoàn Giám sát chuyên đề, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh Quảng Ninh làm việc tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(48 lượt xem)Người bệnh phải nhập viện do vô tình nuốt phải kim khâu(30 lượt xem)Hiểm họa khôn lường khi tự dùng thuốc tại nhà(47 lượt xem)Ghép thận tại Quảng Ninh(49 lượt xem)Bệnh sởi - Những điều bố mẹ cần biết trong mùa dịch(35 lượt xem)Niềm vui trong ngày đặc biệt(58 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 17/03/2025 đơn vị cung cấp báo giá hàng Than đốt lò hơi năm 2025-2026 của bệnh viện(57 lượt xem)Bộ Y tế thẩm định điều kiện lấy, ghép tạng tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(77 lượt xem)Gạt nước mắt, người vợ trẻ hiến tạng của chồng, hồi sinh sự sống hai người khác(33 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 14/03/2025 đơn vị cung cấp hàng hóa chất sinh phẩm trong phát máu cho khoa Huyết học - Truyền máu năm 2025-2026(41 lượt xem)Hồi sinh kỳ diệu: sản phụ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” (43 lượt xem)“Phẫu thuật không túi” tránh hậu môn nhân tạo trong điều trị ung thư trực tràng thấp(59 lượt xem)Trung tâm Y tế than khu vực Mạo Khê tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(73 lượt xem)Hưởng ứng ngày thận thế giới(35 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK