Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 36
  • Tổng truy cập: 23.904.871
Quảng Ninh sau bão số 3: Cảnh giác dịch bệnh, giữ vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khỏe
Cập nhật: 22/07/2025
Lượt xem: 24
Hiện nay, Quảng Ninh và các tỉnh miền Bắc đang bước vào thời điểm mùa mưa bão, thời gian tới dự báo còn nhiều cơn bão và mưa lớn có thể tiếp diễn, gây ngập úng kéo dài, rác thải tồn đọng, môi trường ẩm ướt – đây chính là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và lây lan nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nếu không chủ động phòng tránh.


 
NHỮNG DỊCH BỆNH DỄ BÙNG PHÁT SAU BÃO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA: Sau bão, nguồn nước dễ ô nhiễm, thực phẩm không đảm bảo gây tiêu chảy cấp (tả, lỵ, Rotavirus...).

Biện pháp phòng ngừa:

- Sử dụng nước sạch, đun sôi hoặc khử trùng bằng Chloramine B trước khi dùng.

- Thực hiện “ăn chín, uống sôi”, bảo quản thực phẩm an toàn.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT như Sốt xuất huyết, Viêm não Nhật Bản

Mưa lớn khiến nhiều nơi đọng nước, rác thải tồn đọng tạo điều kiện cho muỗi sinh sản, làm tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.

Biện pháp phòng ngừa:

- Loại bỏ, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết. Khơi thông cống rãnh, mương máng.

- Ngủ màn, mặc quần áo dài tay, dùng kem chống muỗi.

- Phối hợp phun hóa chất diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy.

BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP

Không khí ẩm, khói bụi khi dọn dẹp sau bão dễ gây các bệnh cúm, viêm phổi, viêm họng, nhất là với trẻ nhỏ, người già.

Các bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là khi hệ thống miễn dịch của người dân bị suy yếu sau thiên tai. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh là rất quan trọng.

Biện pháp phòng ngừa:

- Đeo khẩu trang khi dọn dẹp, vệ sinh môi trường.

- Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên.

- Tránh tập trung nơi đông người khi không cần thiết.

BỆNH NGOÀI DA

Tiếp xúc nước bẩn, bùn đất sau bão có thể gây nấm, ghẻ, viêm da. Những bệnh này có thể gây ngứa, viêm nhiễm và nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa:

- Sử dụng trang thiết bị bảo hộ đúng cách khi dọn dẹp, vệ sinh môi trường.

- Tắm rửa bằng xà phòng sau khi tiếp xúc nước bẩn.

- Mặc quần áo khô, sạch, tránh để da ẩm ướt lâu.

- Nếu có biểu hiện bất thường trên da, cần đi khám sớm.

Bệnh Về Mắt (viêm mắt, kết mạc viêm)

Nước bẩn, vi khuẩn và các mầm bệnh từ môi trường ngập úng có thể xâm nhập vào mắt, gây ra các bệnh viêm mắt, kết mạc viêm.

Viêm kết mạc và các bệnh mắt khác có thể gây đau mắt, đỏ mắt, ngứa và thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe thị lực nếu không được điều trị đúng cách.

Biện pháp phòng ngừa:

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn.

- Rửa mắt bằng nước sạch khi có dấu hiệu ngứa hoặc đỏ mắt.

- Sử dụng thuốc nhỏ mắt và điều trị kịp thời nếu có triệu chứng viêm mắt.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Hiện nay đang là mùa mưa bão, nguy cơ xảy ra nhiều đợt mưa lớn, ngập úng trong thời gian tới do đó việc giữ vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cần được thực hiện nghiêm túc, liên tục. Người dân cần:

- Dọn dẹp, thu gom rác thải, loại bỏ các vật phế thải chứa nước đọng quanh nhà.

- Xử lý nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước an toàn.

- Phun hóa chất diệt khuẩn tại các khu vực có nguy cơ cao.

- Vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi để phòng bệnh lây từ động vật.

Nếu có các triệu chứng như sốt, đau bụng, tiêu chảy, ho, khó thở, đau mắt đỏ hoặc bất thường về da, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà để tránh biến chứng nguy hiểm."

CHUNG TAY BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TRONG MÙA MƯA BÃO

Phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường sau bão là những yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh khuyến cáo, trong bối cảnh thời tiết mưa bão còn diễn biến phức tạp, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch để không tạo cơ hội cho dịch bệnh phát sinh, bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và cộng đồng, giúp Quảng Ninh sớm ổn định cuộc sống sau thiên tai, đảm bảo an toàn trong suốt mùa mưa bão năm nay.

 
Nguồn: CDC Quảng Ninh
Các bài viết khác
Phẫu thuật kết hợp xương chày dưới màn hình tăng sáng – Xâm lấn tối thiếu, phục hồi nhanh chóng(13 lượt xem)Người bệnh bị viêm thượng củng mạc do giun sán ký sinh trong mắt (17 lượt xem)Cảnh báo: Giả danh bác sĩ, lừa đảo người bệnh – Hành vi nguy hiểm cộng đồng cần cảnh giác(22 lượt xem)Chủ quan với vết rắn cắn, người bệnh nhập viện với vết thương nhiễm trùng(32 lượt xem)Cẩn trọng với tai nạn khi trèo, chặt cây trong mùa mưa bão(35 lượt xem)BỆNH VIỆN VIỆT NAM THUỴ ĐIỂN- UÔNG BÍ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BÃO SỐ 3 ( WIPHA )(51 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 21/7 - 26/7/2025 )(35 lượt xem)Hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão(26 lượt xem)Tăng cường phối hợp Y tế – Xã hội chăm lo sức khỏe cộng đồng “Không ai bị bỏ lại phía sau”(35 lượt xem)Bé gái 7 tuổi bị kéo cắt vào lưỡi - Cảnh báo nguy hiểm từ vật dụng sắc nhọn trong nhà(38 lượt xem)Đoàn Thanh niên phường Yên Tử lan tỏa nghĩa cử cao đẹp hiến máu cứu người(29 lượt xem)Phẫu thuật ngón tay thừa giúp trẻ tự tin phát triển toàn diện(40 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 17/7/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt năm 2026-2027(28 lượt xem)Bé trai 13 tuổi bị nhồi máu não – Cảnh báo bệnh lý nguy hiểm không chỉ ở người lớn(55 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 14/7 - 19/7/2025 )(62 lượt xem)Một giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại hãy cùng chung tay hiến máu cứu người!(47 lượt xem)Hành trình tìm con - Một phép màu của tình yêu và niềm tin(48 lượt xem)Bệnh nhi nhập viện do tăm tre đâm xuyên dạ dày(78 lượt xem)Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản(34 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 09/7/2025 đơn vị cung cấp hàng vật tư, hóa chất xét nghiệm đông máu - huyết học cho khoa Huyết học - Truyền máu năm 2025 - 2026 (39 lượt xem)Phát hiện sỏi thận “khổng lồ” như san hô sau gần 20 năm âm thầm phát triển(91 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 7/7 - 12/7/2025 )(51 lượt xem)Nối thành công cẳng chân gần đứt rời cho người bệnh (54 lượt xem)Hãy hiến máu cứu người ngay từ hôm nay (47 lượt xem)Cảnh báo: phản vệ nguy kịch do tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ(78 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em(54 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 01/7/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các Máy biến áp trong bệnh viện(110 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK