Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 43
  • Tổng truy cập: 20.546.360
Rối loạn lipid máu
Cập nhật: 23/07/2024
Lượt xem: 163
Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotem phân tử lượng cao (HDL-C), tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C) làm gia tăng quá trình xơ vữa động mạch.

Nguyên nhân có thể tiên phát (do di truyền) hoặc thứ phát (lối sống tĩnh tại, chế độ ăn giàu chất béo, đái tháo đường, bệnh thận mạn, suy giáp, xơ gan…)

Chẩn đoán:
- Dựa trên lâm sàng: bệnh thường xảy ra sau 1 thời gian dài mà không thể nhận biết được, không có triệu chứng đặc trưng, phần lớn phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao kéo dài hoặc gây biến chứng ở các cơ quan: Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, ban vàng mi mắt, khủyu tay, đầu gối, viêm tụy cấp…

- Dựa trên cận lâm sàng thông qua xét nghiệm lipid khi có một hoặc nhiều rối loạn:
   + Cholesterol máu > 5.2 mmol/l
   + Triglycerid máu >1.7 mmol/l
   + LDL > 2.58 mmol/l
   + HDL <1.03 mmol/l


(Do các thông số lipid tăng lên sau ăn, nên để chẩn đoán chính xác cần lấy máu lúc đói, khi người bệnh chưa ăn)

Điều trị bệnh như thế nào:
- Về nguyên tắc: Kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc:
   + Tập luyện và vận động thể lực: Thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe từ 30 - 45 phút/ngày; 5 ngày/tuần.
   + Chế độ ăn uống: hạn chế năng lượng đối với người bệnh béo phì, hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt heo, bò… tăng acid béo không bão hòa trong các loại thực vật như: dầu oliu, dầu đậu nành, mỡ cá… Cân đối lượng glucid (50%), lipid (30%), protid ( 20%) trong khẩu phần ăn. Hạn chế bia - rượu. Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin trong rau xanh, củ quả.
   + Thuốc: Nếu thay đổi lối sống trong 2- 3 tháng mà không thay đổi lipid máu cần điều trị với các loại thuốc hạ mỡ máu (nhóm statin: Atorvastatin, Rosuvastatin…; Nhóm Fibrate: Fenofibrat; Nhóm Acid Nicotinic; Nhóm Resin; Ezetimibe; Omega 3).

Rối loạn Lipid máu nếu không được điều trị có thể gây biến chứng ở các cơ quan:
- Cung giác mạc, ban vàng ở mi mắt, u vàng ở gân khủyu tay, đầu gối, bàn tay
- Biểu hiện ở tạng do tăng lipid máu: Viêm tụy cấp, gan nhiễm mỡ, nhiễm lipid võng mạc
- Xơ vữa động mạch

Vì vậy để phòng bệnh, mỗi cá nhân cần có chế độ sinh hoạt ăn uống phù hợp, tăng cường vận động – thể dục, kiểm tra tầm soát lipid máu, đặc biệt ở những đối tượng nguy cơ: đái tháo đường, béo phì, lạm dụng rượu… Cần lưu ý khi đã phát hiện bệnh nên điều trị sớm.

 
Khoa Nội tiết
 
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK