Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 18
  • Tổng truy cập: 22.363.177
Sử dụng thuốc điều trị Alzheimer hợp lý, an toàn, hiệu quả
Cập nhật: 19/11/2024
Lượt xem: 218
Bệnh Alzheimer là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Bệnh thường trở nên nặng hơn theo thời gian, khiến người bệnh dần dần quên đi nhiều thứ, kể cả những sinh hoạt tưởng chừng rất đơn giản hàng ngày. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm có ý nghĩa rất lớn đối với người bệnh và gia đình trong việc giúp giảm gánh nặng bệnh tật.


Bệnh Alzheimer là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ
(Hình ảnh minh họa)

1. Triệu chứng của bệnh Alzheimer
Triệu chứng của Alzheimer khi bắt đầu thường nhẹ và sẽ nặng dần theo thời gian:
- Bắt đầu mất trí nhớ làm ảnh hưởng đến công việc thường ngày. Thường quên mất chỗ để đồ vật, thường xuyên hỏi đi hỏi lại 1 vấn đề, quên các cuộc nói chuyện gần đây, quên tên...
- Gặp rắc rối với việc tính tiền, thanh toán hóa đơn…
- Khó hoàn thành các công việc quen thuộc vẫn thường làm.
- Khó khăn trong việc lập kế hoạch hoặc đưa ra một quyết định nào đó.
- Bối rối, mất phương hướng, đi lạc dù đi ở những nơi quen thuộc.
- Thấp thỏm, lo lắng.
- Gặp vấn đề với việc sắp xếp lời nói.
- Bị ảo giác, ảo tưởng.
- Thay đổi tâm trạng, tính cách và hành vi theo chiều hướng xấu đi.

2. Thuốc điều trị bệnh Alzheimer
* Thuốc ức chế men cholinesterase

Cơ chế hoạt động chính của nhóm thuốc này là thúc đẩy khả năng giao tiếp giữa các tế bào thần kinh. Thông qua việc bảo vệ chất acetylcholin. Đây là một chất truyền tin hóa học thường bị suy giảm nhiều trong bộ não khi một người mắc bệnh Alzheimer.

Thuốc ức chế men cholinesterase còn giúp cải thiện một số triệu chứng tâm thần. Chẳng hạn như rối loạn khí sắc hoặc rối loạn hành vi. Thuốc ức chế men cholinesterase thường được chỉ định bao gồm: donepezil, galantamine và rivastigmine. Riêng thuốc rivastigmine, có cả loại viên uống và loại thuốc dán. Một số tác dụng phụ của các loại thuốc này bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn và rối loạn giấc ngủ. Ở những người mắc một số vấn đề về tim mạch, các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm rối loạn nhịp tim.

* Chất đối kháng NMDA
Đây là nhóm thuốc hoạt động trong một mạng lưới giao tiếp các tế bào não phức tạp. Đồng thời giúp kéo dài quá trình tiến triển của các triệu chứng trong bệnh Alzheimer. Tiêu biểu nhất là thuốc memantine. Thuốc được chỉ định cho những trường hợp bệnh Alzheimer từ mức độ trung bình đến nặng. Thuốc này đôi khi được kết hợp sử dụng với một thuốc trong nhóm ức chế cholinesterase. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc này tương đối hiếm gặp, bao gồm chóng mặt và lú lẫn.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị Alzheimer
Thông thường, người bệnh Alzheimer được bác sĩ kê đơn với liều thấp và tăng liều từ từ đến khi đạt hiệu quả điều trị như mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc chỉnh liều phải tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc của từng người, do đó liều dùng thuốc của từng người bệnh là không giống nhau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần theo dõi và thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi dùng thuốc, do đa phần các thuốc điều trị Alzheimer đều gây ra một số tác dụng không mong muốn như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn…

Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên tự ý dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc hiện đang sử dụng, kể cả vitamin và thực phẩm chức năng để cân nhắc dùng thuốc, tránh các tương tác thuốc có hại xảy ra khi dùng chung nhiều loại thuốc cùng lúc.

 

Người bệnh Alzheimer cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (Hình ảnh minh họa)

4. Một số cách phòng ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả
Bên cạnh sử dụng các thuốc điều trị Alzheimer. Việc điều trị bệnh Alzheimer còn bao gồm cả những phương pháp không dùng thuốc. Đây là những phương pháp mang tính hỗ trợ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh Alzheimer.

Cụ thể, đối với người bệnh Alzheimer, chúng ta nên lập kế hoạch và duy trì các thói quen hàng ngày. Việc này sẽ giúp cuộc sống của người bệnh trở nên dễ dàng hơn. Những phương pháp được khuyến khích như sau:
- Luôn giữ những vật dụng quan trọng ở một nơi nhất định trong nhà để không bị thất lạc. Chẳng hạn như: chìa khóa, điện thoại di động, trang sức, tiền bạc, ví…
- Lưu trữ thuốc ở một nơi an toàn. Theo dõi sát việc uống thuốc của người bệnh.
- Khuyến khích người bệnh mang theo điện thoại di động có tính năng định vị. Mục đích là giúp người thân thuận tiện theo dõi họ.
- Có một lối sống lành mạnh, thường xuyên có các hoạt động thể chất.
- Có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế uống rượu bia và không hút thuốc.

 
Khoa Dược

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK