Suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận sản sinh ra quá ít cortison làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể ảnh hưởng đến việc duy trì chức năng tim mạch, huyết áp, làm giảm kháng viêm, ức chế miễn dịch.
Một chế độ ăn uống phù hợp giúp người bệnh duy trì sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường hàm lượng cortisol góp phần kiểm soát bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Vậy người bệnh suy tuyến thượng thận nên ăn uống như thế nào?
1. Cần cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm, chất đường, chất béo, nước, vitamin và muối khoáng.
2. Tăng cường các thực phẩm sau:
+ Các loại đạm chất lượng cao: thịt nạc (gà, bò, lợn), cá (thu, hồi, mòi,..), trứng, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt chia, hạt lanh,..), các loại đậu.
+ Chất béo lành mạnh: quả bơ, dầu oliu, cá béo (hồi, thu, mòi,...), dầu từ các loại hạt (đậu nành, hạt cải,..)
+ Đường phức hợp: ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, quinoa, yến mạch, gạo xay rối), các loại đậu, khoai củ, bí ngô
+ Rau củ nhiều màu sắc: rau lá xanh (cải xoăn, rau ngót, cây họ cải,...), ớt chuông, cà rốt,...
+ Uống đủ nước: duy trì khoảng 2l/ ngày, sử dụng thêm các loại trà thảo mộc (tâm sen, hoa cúc) không quá 250ml/ ngày
Hình minh họa
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
+ Đường tinh luyện: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, đồ uống có đường
+ Đồ ăn nhẹ, chế biến sẵn: khoai tây chiên, thức ăn nhanh, thực phẩm chiên nướng...
+ Một số sản phẩm có chứa chất phụ gia nhân tạo
+ Rượu, bia, đồ uống có cồn, cafe, nước tăng lực, trà đen...
Hình minh họa
Bên cạnh đó người bệnh cần cân đối lượng ăn giữa các bữa. Bữa sáng nên ăn trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy, bữa trưa nên là bữa quan trọng nhất và lựa chọn không gian thoải mái, yên tĩnh. Không nên ăn bữa tối quá muộn và quá nhiều. Đồng thời không nên ăn vội vàng, nên ăn chậm, nhai kĩ để kiểm soát lượng ăn và tuyệt đối không nên bỏ bữa.
Người bệnh suy tuyến thượng thận nên gặp bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp với bản thân.
Khoa Dinh dưỡng