Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 23
  • Tổng truy cập: 23.226.948
Vừa ăn cơm vừa sử dụng điện thoại, người đàn ông phải nhập viện vì hóc xương cá
Cập nhật: 10/08/2021
Lượt xem: 1.658
Ngày 3/8/2021, các bác sĩ Khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tiếp nhận trường hợp người bệnh N.V.L vào viện vì nuốt đau, nuốt vướng do hóc xương cá. Theo kể, người bệnh ăn cơm trưa, do vừa ăn canh cá vừa mải xem điện thoại, người bệnh vô tình nuốt phải xương cá, sau đó nuốt đau nuốt vướng nhiều, người bệnh tự làm các phương pháp dân gian nhưng không đỡ, đi khám tại phòng khám tư nội soi tai mũi họng không phát hiện dị vật tại vùng hầu họng, người bệnh vào viện khám.

Qua thăm khám các bác sĩ đánh giá người bệnh có dị vật thực quản nghi là xương cá. Người bệnh đã được nội soi thực quản dạ dày gây mê để gắp dị vật. Khi nội soi, các bác sĩ quan sát thấy dị vật là xương cá (xương mang) ngay tại vị trí cơ thắt trên tại thực quản, có 3 cạnh sắc nhọn, 2 cạnh cắm sâu vào thành thực quản – vị trí tương đối phức tạp, nguy cơ thủng và chảy máu cao. Bác sĩ đã dùng dụng cụ chuyên dụng gắp xương cá ra ngoài an toàn. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần theo dõi thêm các biến chứng như thủng, chảy máu, áp xe thực quản, trung thất.

 
 

Mảnh xương cá sau khi được gắp ra khỏi thực quản của người bệnh

 
Theo Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hương - khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện cho biết: dị vật đường tiêu hóa là một trong những tai nạn thường gặp. Dị vật thường gặp như xương cá, xương gà, tăm tre, ghim… chúng đều có thể mắc lại tại thực quản, dạ dày, tá tràng hoặc ruột non, có trường hợp không để lại hậu quả gì nhưng có trường hợp có thể gây các biến chứng nặng nề như thủng, chảy máu đường tiêu hoá, áp xe nếu không được xử trí đúng và kịp thời.

Qua đây các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân khi ăn uống, cần lưu ý các vấn đề sau: tập trung vào bữa ăn, không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc sử dụng điện thoại. Đối với các món ăn có xương dễ bị hóc nên loại bỏ trước và lưu ý hơn khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi. Thay đổi thói quen: không nên ngậm tăm sau khi ăn hoặc khi đi ngủ. Khi nghi ngờ bị hóc dị vật, không nên cố lấy dị vật bằng cách cho tay móc họng, hoặc ăn thêm cơm, thức ăn để hi vọng dị vật sẽ trôi xuống dạ dày, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và lựa chọn phương án theo dõi điều trị phù hợp để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Các bài viết khác
Bệnh viện trực 24/24h, đảm bảo cấp cứu người bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5(23 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 30/4 - 04/5/2025(30 lượt xem)Tăng cường đào tạo nhận diện và phân tích sự cố y khoa Hướng tới môi trường khám chữa bệnh an toàn, chất lượng(19 lượt xem)Cứu người bệnh tắc động mạch chậu thoát khỏi nguy cơ cắt cụt chi(23 lượt xem)Chuyện giờ mới kể: Niềm tin là sức mạnh - Hành trình vượt lên bệnh tật của người bệnh ung thư gốc lưỡi(33 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 28/4 - 29/4/2025 )(47 lượt xem)Giữ gìn thận ghép bằng chăm sóc đúng cách(36 lượt xem)Hội chẩn trực tuyến nâng cao năng lực điều trị, chăm sóc người bệnh(37 lượt xem)Khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. (53 lượt xem)Người bệnh ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí được xuất viện(613 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tiến hành kiểm tra, rà soát soát chặt chẽ, không để sữa, thuốc giả lọt vào bệnh viện(50 lượt xem)Nâng cao năng lực chuyên môn điều dưỡng - Nỗ lực vì sức khỏe người bệnh(89 lượt xem)Cẩn trọng với tình trạng phản vệ do ong đốt(47 lượt xem)Nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh thông qua hội chẩn từ xa cùng chuyên gia y tế Cộng hòa Pháp(51 lượt xem)Dịch sởi bùng phát: Cảnh báo đỏ cho cộng đồng!(59 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 21/4 - 26/4/2025 )(60 lượt xem)Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh: Mái nhà ấm áp cho những mảnh đời kém may mắn(59 lượt xem)Chiếu tia plasma lạnh – Phương pháp hỗ trợ điều trị nhanh lành vết thương(78 lượt xem)Phẫu thuật khối u trung thất sau phức tạp cho người bệnh(55 lượt xem)Thực hiện thành công ca ghép thận thứ 2 nối dài sự sống cho người mắc suy thận giai đoạn cuối(291 lượt xem)Những lá thư ấm lòng người thầy thuốc(66 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 14/4/2025 đơn vị thu mua và vận chuyển sắt thép phế liệu của Bệnh viện(91 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 14/4 - 19/4/2025 )(67 lượt xem)Sức khỏe của 2 bệnh nhân ghép thận đầu tiên tại Quảng Ninh ổn định(76 lượt xem)Bước tiến mới trong lĩnh vực ghép tạng của ngành y tế Quảng Ninh(98 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 10/4/2025 đơn vị cung cấp vật tư trang bị cho khoa Hồi sức tích cực nội(31 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh(143 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK