Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 19
  • Tổng truy cập: 22.394.335
Xét nghiệm tìm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Cập nhật: 30/10/2023
Lượt xem: 1.457
1. Giới thiệu
Vi khuẩn Chlamydia trachomatis (C. trachomatis) là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến (STD) ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể được chữa khỏi dễ dàng, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, C. trachomatis có thể gây tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn tới cơ quan sinh sản của nữ giới như viêm tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm, từ đó khiến nữ giới khó hoặc thậm chí là không thể mang thai về sau (vô sinh). Ngoài ra, bệnh còn có khả năng ảnh hưởng đến các cơ quan khác như mắt, phổi, họng, trực tràng…

Vào những năm 1980, C. trachomatis là một trong những vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Hiện nay, có khoảng 4 triệu ca lây nhiễm C. trachomatis xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ.

Tại Việt Nam, số người được điều trị do nhiễm C. trachomatis hàng năm tại Viện Da Liễu TW đã tăng lên rõ rệt (từ 1682 bệnh nhân năm 1996 lên 9682 bệnh nhân năm 1998).

 
             
Hình ảnh Chlamydia trachomati trên kính hiển vi điện tử

 
2. Dịch tễ học và phương thức lây truyền của C. trachomatis
2.1. Đặc điểm dịch tễ

Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2020, thế giới có khoảng 128,5 triệu người mắc bệnh. Mặc dù Chlamydia trachomatis gây ra gần 130 triệu trường hợp mới trên toàn thế giới, đây vẫn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu thường xuyên bị bỏ qua, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Trên thế giới, có hơn 14 quốc gia có chính sách sàng lọc trước sinh đối với nhiễm C. trachomatis và/ hoặc N. gonorrhea (Neisseria gonorrhoae – vi khuẩn gây bệnh Lậu cầu): Úc, Bahamas, Bulgari, Canada, Estonia, Nhật Bản, Đức, Latvia, New Zealand, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Romania, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Vào năm 2019, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 3793/QĐ-BYT, Hướng dẫn sàng lọc và xử trí nhiễm Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoae ở phụ nữ mang thai.

2.2. Mầm bệnh
Vi khuẩn C. trachomatis là vi khuẩn gram âm vì có cả hai loại acid nhân ADN và ARN (giống Virus), nên  nó ký sinh bắt buộc trong tế bào.

Kháng nguyên: Hiện nay người ta đã xác định được trên 15 type huyết thanh khác nhau của các chủng Chlamydia gồm:
- Týp A, B, Ba và C gây bệnh mắt hột và viêm khớp.
- Týp D, E, F, G, H, I, J và K gây nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, viêm kết mạc và viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
- Týp  L1, L2 và L3 gây bệnh hột xoài - u tổ chức lymphô (Nicolas - Favre)

Phân loại:
- Chlamydia gây bệnh ở người gồm có ba chủng: Chlamydia psittaci, Chlamydia trachomatis và Chlamydia pneumoniae.
   + Chlamydia trachomatis là chủng gây nhiều loại bệnh ở người nhất, vi khuẩn này đã được khẳng định là tác nhân gây bệnh mắt hột vào năm 1940 và sau đó được ghi nhận là tác nhân chính trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (50% trường hợp) và một số bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính.
   + Chlamydia psittaci là tác nhân gây bệnh lý ở phổi, ruột và hệ sinh dục.
  + Chlamydia pneumoniae là tác nhân gây bệnh lý ở đường hô hấp trên và viêm phổi chủ yếu ở trẻ em, người trẻ tuổi và đôi khi cũng là căn nguyên của viêm phổi hay tái phát ở người cao tuổi.

Nhiễm C. trachomatis đường tiết niệu sinh dục: Là bệnh khá thường gặp trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, với các biểu hiện lâm sàng phong phú ở nhiều mức độ khác nhau. Chlamydia trachomatis và Neisseria. gonorrhoae (Lậu cầu) là nguyên nhân chính gây biến chứng vô sinh và chửa ngoài tử cung ở những phụ nữ trẻ. Khoảng 10% phụ nữ sau giai đoạn bị nhiễm khuẩn vùng hố chậu dẫn đến vô sinh do tắc ống dẫn trứng. Mẹ bị viêm vòi trứng do C. trachomatis có thể lây nhiễm vi khuẩn từ mẹ sang con trong cuộc đẻ với tỉ lệ xấp xỉ 0,5% trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc hoặc viêm phổi do  C. trachomatis.

2.3. Nguồn truyền nhiễm
Chlamydia trachomatis chứa trong các dịch tiết ở âm đạo, niệu đạo, tử cung. Những người bị nhiễm C. Trachomatis không được điều trị và không có biểu hiện lâm sàng có khả năng lây lan nhiều nhất nếu quan hệ tình dục không an toàn.

2.4 Đường lây truyền
Chlamydia trachomatis chủ yếu truyền bệnh qua những con đường tình dục không an toàn (đường âm đạo, hậu môn, miệng) hoặc lây truyền qua đường sinh sản. Trong đường sinh dục, các tác nhân này có khả năng lan tràn ngược dòng, gây ra viêm nhiễm ở cổ tử cung, tử cung và vòi tử cung, cũng như tiền liệt tuyến ở nam giới, có thể dẫn đến vô sinh ở cả hai giới.

Vì vậy, các xét nghiệm sàng lọc đóng vai trò rất quan trọng xác định sớm xem bệnh nhân có bị nhiễm bệnh hay không.

* Lưu ý:
Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis vào mắt hoặc phổi nếu người mẹ bị nhiễm Chlamydia ở đường sinh dục.

 

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị nhiễm Chlamydia trachomati
 
Bất kỳ lứa tuổi nào có quan hệ tình dục không an toàn đều có khả năng nhiễm C. trachomatis. Cả hai giới đều có tính cảm nhiễm như nhau.

3. Triệu chứng của bệnh do C. trachomatis gây ra
Hầu hết những người bị nhiễm chlamydia đều không có triệu chứng rõ ràng. Dù có thì chúng cũng xuất hiện muộn, thường là sau vài tuần kể từ khi bạn quan hệ với bạn tình bị nhiễm bệnh (rất ít khi xuất hiện sớm sau khi quan hệ tình dục). Tuy nhiên ngay cả khi không gây ra triệu chứng, chlamydia vẫn có thể làm tổn thương cơ quan sinh sản của bạn.

Triệu chứng ở nữ giới có thể là:
- Dịch âm đạo bất thường lúc đầu, sau đó gây viêm âm đạo tiết dịch;
- Cảm giác nóng rát khi tiểu tiện lúc đầu, sau đó gây viêm cổ tử cung tiết dịch mủ nhầy, lộ tuyến phì đại, phù nề, xung huyết, dễ chảy máu.
- Ngoài ra có thể gặp một số triệu chứng khác như viêm tuyến Bartholin, viêm nội mạc tử cung, viêm vòi trứng.


Hình ảnh vòi trứng bị nhiễm Chlamydia trachomati (Hình ảnh minh hoạ)

 
- Ða số phụ nữ nhiễm C. Trachomatis không có biểu hiện lâm sàng nên không phát hiện được. Vì vậy có thể xảy ra các biến chứng như viêm vùng tiểu khung, chửa ngoài dạ con, vô sinh.

Triệu chứng ở nam giới có thể là:
- Dương vật tiết dịch lúc đầu, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện sau đó gây viêm niệu đạo với các biểu hiện: đái buốt, đái rắt, dịch niệu đạo trắng đục hoặc trong, số lượng ít hoặc vừa.
- Đau và sưng ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn (Viêm mào tinh hoàn) và viêm tiền liệt tuyến mặc dù triệu chứng này ít gặp hơn.

Ngoài ra nam giới và nữ giới còn có thể bị nhiễm chlamydia ở phần trực tràng. Hiện tượng này là do quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc bị lây truyền từ khu vực bị nhiễm khác (ví dụ như âm đạo), biểu hiện như: Đau vùng trực tràng, tiết dịch hậu môn và Chảy máu hậu môn; Viêm khớp và viêm kết mạc mắt, …

4. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán C. trachomatis
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán C. trachomatis được ứng dụng trên thực tế lâm sàng và trong các trung tâm nghiên cứu Vi sinh y học.
 
4.1. Phương pháp nhuộm soi
Phương pháp này hiện nay ít được áp dụng trên lâm sàng (trừ trường hợp viêm kết mạc mắt), vì độ nhạy thấp và dương tính giả cao.

4.2 Phương pháp phân lập bằng nuôi cấy tế bào
Kỹ thuật này chủ yếu được triển khai tại các trung tâm nghiên cứu mà ít phổ biến ở các cơ sở lâm sàng vì kỹ thuật phức tạp, giá thành cao và độ nhạy thấp.

4.3 Phương pháp xác định kháng nguyên hoặc kháng thể
Hiện nay có nhiều kỹ thuật để xác định kháng nguyên/ kháng thể C. trachomatis trong các loại bệnh phẩm huyết thanh, nước tiểu, dịch tiết của bệnh nhân như:
               
* Kỹ thuật miễn dịch ELISA (enzyme - liked - immunosorbent - assay): Kỹ thuật này dễ thực hiện hơn, thời gian cho kết quả cũng ngắn hơn và có độ nhạy cao hơn kỹ thuật nuôi cấy. Đây là phương pháp hiện nay được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng.
               
* Kỹ thuật chẩn đoán nhanh dựa trên nguyên lý miễn dịch sắc ký (Immunochromato graphic): Là một phương pháp chẩn đoán xác định trực tiếp kháng nguyên LPS của C. trachomatis nhanh và tiện lợi nhất. Cách thức tiến hành xét nghiệm này đơn giản, dễ làm, không đòi hỏi máy móc trang thiết bị phức tạp và có thể áp dụng ở mọi cơ sở xét nghiệm trong các bệnh viện ở Việt Nam. Đây là một trong các xét nghiệm có độ đặc hiệu và độ nhạy cao.

Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí đã triển khai xét nghiệm tìm kháng nguyên của C. trachomatis trong dịch tiết đường tiết niệu sinh dục của bệnh nhân (Dịch niệu đạo, dịch trong ống cổ tử cung) theo phương pháp xét nghiệm miễn dịch sắc ký (Test nhanh chẩn đoán C. trachomatis) để phát hiện bệnh kịp thời, phục vụ nhu cầu của người bệnh cũng như hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong lâm sàng, cho kết quả nhanh và chính xác. Chỉ sau khoảng 30 phút từ khi lấy dịch tiết đường tiết niệu sinh dục, người bệnh đã có được kết quả.

* Kỹ thuật PCR: Xác định ADN của C. trachomatis trong các bệnh phẩm bằng các kỹ thuật miễn dịch hiện đại như kỹ thuật khuếch đại gen (Polymerase chain reaction - PCR) và kỹ thuật lai gen (hybridisation), đây là kỹ thuật hiện đại có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn hẳn các kỹ thuật nêu ở trên. Tuy nhiên kỹ thuật này rất phức tạp, đòi hỏi trang thiết bị và sinh phẩm có chi phí cao. Do vậy phương pháp này hiện mới được triển khai ở các trung tâm nghiên cứu mà chưa thể áp dụng tại các cơ sở lâm sàng.
 
5. Các biện pháp phòng bệnh
Theo thống kê, có khoảng 70% đến 80% phụ nữ và 50% nam giới nhiễm bệnh gây ra bởi Chlamydia mà không có kiến thức về các triệu chứng. Đây là thách thức lớn nhất trong việc kiểm soát bệnh này. Do vậy, để nâng cao hiệu quả phòng bệnh, cần tăng cường thực hiện những điều sau:

- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, hành vi tình dục an toàn.
- Ðối với những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao cần có kế hoạch tư vấn, khám và xét nghiệm định kỳ để phát hiện các nhiễm trùng qua đường tình dục, trong đó có nhiễm C. trachomatis.
- Ðối với các bà mẹ có thai, cần khám và làm xét nghiệm theo qui định ba tháng một lần để điều trị kịp thời nếu bị nhiễm C. trachomatis.
- Cách duy nhất để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) nói chung và nhiễm C. trachomatis nói riêng là quan hệ tình dục an toàn:
   + Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục
   + Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài từ cả hai phía, với người bạn tình đã được xét nghiệm và có kết quả kiểm tra âm tính với STD
   + Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục
   + Không quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc miệng

 
Khoa Vi sinh
 

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK