wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 47
  • Tổng truy cập: 17.160.004
Bài tập cho người bệnh viêm quanh khớp vai bằng gậy
Cập nhật: 04/05/2021
Lượt xem: 8.006
Viêm quanh khớp vai (VQKV) là thuật ngữ dùng chung cho các bệnh lý của các cấu trúc phần mềm cạnh khớp vai: gân, túi thanh dịch, bao khớp; không bao gồm các bệnh lý có tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp…

Có 3 thể lâm sàng thường gặp của viêm quanh khớp vai: VQKV đơn thuần thường do bệnh lý gân cơ; VQKV thể đông cứng do viêm dính, co thắt bao khớp, bao khớp dày, dẫn đến giảm vận động khớp ổ chảo – cánh tay; VQKV thể giả liệt do đứt gân cơ trên gai. Trên thực tế lâm sàng, các thể trên có thể kết hợp với nhau.

Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm quanh khớp vai là tổn thương các gân cơ chóp xoay bao gồm cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai và cơ tròn bé.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân VQKV là phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả, giúp người bệnh giảm đau, sớm lấy lại chức năng chi trên và cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Các phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân VQKV bao gồm:

1. Các phương thức điều trị vật lý
– Nhiệt nóng tại chỗ: parafin, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm để giảm đau, giãn cơ, chống viêm và giảm xơ dính.
– Điện phân dẫn thuốc để giảm đau, chống viêm (Novocain, Salicilat...)
– Điện xung để giảm đau.

2. Vận động trị liệu
– Kéo giãn và di động khớp nhằm làm tăng tầm vận động khớp.
– Tập chủ động với các dụng cụ: các bài tập với gậy, dây, thang tường, ròng rọc nhằm tăng tầm vận động khớp và tập mạnh các nhóm cơ vùng vai.
– Bài tập Codman đong đưa khớp vai: bài tập này giúp bệnh nhân giảm đau vai rất tốt, đồng thời làm cải thiện tình trạng giới hạn tầm vận động khớp vai.

3. Hoạt động trị liệu
– Hướng dẫn người bệnh thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có sử dụng tay như mặc áo quần, tắm rửa, chải tóc…

Sau đây xin giới thiệu bài tập bằng gậy cho bệnh nhân viêm quanh khớp vai:
Chuẩn bị: một gậy dài 1m, đường kính 2 – 2,5cm

Động tác 1: Cử động gập khớp vai: Người bệnh đứng thẳng, hai chân dang rộng ngang vai, hai tay cầm gậy khoảng cách rộng vừa phải, tiến hành đưa gậy lên cao trên đầu rồi hạ xuống, lặp lại 10 – 15 lần




Động tác 2: Cử động dang khép khớp vai trong mặt phẳng ngang: Người bệnh đứng thẳng, hai chân dang rộng ngang vai, hai tay cầm gậy khoảng cách rộng vừa phải, hai tay đưa gậy ngang trước ngực rồi đưa gậy sang phải, sang trái, lặp lại 10 -15 lần
 



Động tác 3: Cử động xoay ngoài khớp vai: Người bệnh đứng thẳng, hai chân dang rộng ngang vai, hai tay cầm gậy khoảng cách rộng vừa phải, đưa gậy lên cao phía trên đầu rồi hạ tay đưa gậy về phía sau đầu, rồi lại đưa gậy lên cao và hạ tay về vị trí ban đầu, lắp lại 10 – 15 lần
 



Động tác 4: Cử động xoay trong khớp vai: Người bệnh đứng thẳng, hai chân dang rộng ngang vai, hai tay cầm gậy đặt gậy phía sau mông kéo gậy lên cao về phía nách rồi hạ xuống, lắp lại 10 -15 lần
 



 
Động tác 5: Cử động duỗi khớp vai: Người bệnh đứng thẳng, hai chân dang rộng ngang vai, hai tay cầm gậy đặt gậy phía sau mông, hai tay duỗi tối đa về phía sau rồi về vị trí ban đầu, lặp lại 10 – 15 lần



 
Động tác 6: Cử động xoay tròn khớp vai: cầm gậy chống phía trước rồi xoay tròn gậy theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, lặp lại 10 – 15 vòng



Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK