Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 171
  • Tổng truy cập: 17.202.922
Bệnh khớp do liên cầu lợn - Hiếm gặp nhưng hậu quả khôn lường
Cập nhật: 30/06/2022
Lượt xem: 780
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận 1 người bệnh nữ H.T.M., 64 tuổi, địa chỉ Quang Trung- Uông Bí- Quảng Ninh nhập viện với biểu hiện viêm khớp khuỷu tay phải. Người bệnh được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do Streptococcus suis hay còn gọi là bệnh nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn.
 

Ảnh minh họa

Được biết người bệnh làm nghề mổ lợn nhiều năm. Trước khi nhập viện 2 ngày người bệnh trong quá trình làm việc bị đứt tay, sau đó người bệnh thấy có hiện tượng sưng nóng và đau nhức dữ dội khớp khuỷu tay phải, kèm theo sốt nóng. Người bệnh được nhập viện điều trị tích cực bằng kháng sinh theo phác đồ, sau 13 ngày người bệnh đã hết sưng nóng khớp khuỷu tay phải và được ra viện.

Theo bác sĩ Bệnh viện cho biết: Bệnh liên cầu lợn hình thành do loại vi khuẩn liên cầu lợn mang tên Streptococcus suis gây ra. Nguyên nhân mắc bệnh có thể là do ăn thịt lợn bệnh chưa được nấu chín, ăn tiết canh hoặc tiếp xúc với máu, dịch tiết của lợn qua các vết thương hở ở da, đường hô hấp...

 

Ảnh minh họa

Bệnh liên cầu lợn có thời gian ủ bệnh ngắn, từ vài giờ đến 3 ngày.

Người mắc bệnh có thể gặp các biểu hiện như: Sốt, nôn, đau mỏi khắp người, sưng đau các khớp, trên da có xuất huyết nhiều mảng màu thâm đen, có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, da lạnh, run hoặc những dấu hiệu của viêm màng não...

Nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời có thể dẫn đến sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong.

Đối với những trường hợp hồi phục sau đó vẫn có thể để lại những di chứng như bị ù tai, giảm thính lực hoặc điếc hoàn toàn…

Vì vậy việc phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp cho quá trình điều trị thuận lợi, giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng gây ra hoặc những di chứng của bệnh. Bên cạnh đó người dân cần biết và chủ động phòng tránh bệnh liên cầu lợn qua các biện pháp sau:

+ Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
+ Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. 
+ Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không ăn thịt lợn ốm bệnh, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.
+ Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
+ Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín. 
+ Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.
 
Các bài viết khác
Yêu cầu báo giá gói thầu mua sắm trang thiết bị phòng bệnh nhân số 1078/VNTĐ-HCQT(48 lượt xem)Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô cho người bệnh(88 lượt xem)Phẫu thuật nang rò khe mang khổng lồ cho người bệnh(81 lượt xem) Tích cực hành động nhằm giảm thiểu chất thải nhựa sinh hoạt tại Bệnh viện(64 lượt xem)Thư mời chào giá hóa chất diệt muỗi ngày 19/4/2024(61 lượt xem)Cứu sống người bệnh nhồi máu cơ tim tối cấp có biến chứng ngừng tuần hoàn(156 lượt xem)Thành công từ việc phối hợp liên chuyên khoa điều trị cho những trường hợp có nhiều bệnh lý phức tạp(98 lượt xem)Cứu sống sản phụ bị thiếu máu, giảm tiểu cầu nguy kịch(112 lượt xem)Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng đội ngũ Y tế đã xác lập 3 kỷ lục ghép tạng trong 48 giờ(51 lượt xem)Nối thành công bàn chân gần đứt rời cho người bệnh(182 lượt xem)Thư mời chào giá dịch vụ tư vấn lựa chọn nhà thầu số 36/VTTBYT-2024 cung cấp bóng phát tia X cho hệ thống CT Scanner 16 lát(16 lượt xem)Sinh hoạt khoa học: “Chăm sóc người bệnh sau gây mê, gây tê”(81 lượt xem)Thư mời chào giá hóa chất diệt chuột ngày 10/4/2024(86 lượt xem)Lần đầu tiên Việt Nam chia tách thành công gan người(97 lượt xem)Cột mốc quan trọng cho ngành ghép tạng Việt Nam(81 lượt xem)Phối hợp cùng các đơn vị trên địa bàn đảm bảo an toàn y tế cho du khách đến tham quan danh thắng Yên Tử(116 lượt xem)Đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh tổ chức triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị(72 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 10/2024/HCQT mua vật tư tiêu hao dùng cho kiểm soát nhiễm khuẩn(98 lượt xem)Đảm bảo chất lượng mô hình chăm sóc người bệnh toàn diện theo đội(79 lượt xem)Lần đầu tiên lấy tạng ngay tại tuyến tỉnh từ người cho chết não, cứu sống nhiều bệnh nhân nặng(79 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vinh dự nhận bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh trong công tác cải cách hành chính(62 lượt xem) Bé trai phải nhập viện do kẹp gót chân vào nan xe đạp(170 lượt xem)Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi túi mật ở trẻ em(197 lượt xem)Gắp dị vật trong khí quản thành công cho những trường hợp phức tạp(222 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ III sau khi tự uống thuốc đau xương khớp(177 lượt xem)Đoàn kiểm tra chất lượng Sở Y tế đánh giá tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(181 lượt xem)Đái tháo đường thai kỳ - Không thể xem thường(149 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK