wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 31
  • Tổng truy cập: 16.682.133
Cảnh báo gia tăng người bệnh nhập viện do cúm
Cập nhật: 27/12/2019
Lượt xem: 1.187
Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nên thường được gọi là bệnh cúm mùa. Bệnh cúm gây ra bởi ba chủng vi-rút cúm là A, B và C. Trong đó, cúm A và B là hai chủng gây bệnh phổ biến nhất, và cũng nguy hiểm hơn vi rút cúm C. Ở trẻ em và người già, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

     Từ đầu tháng 12 đến nay, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ghi nhận số người bệnh nhập viện do cúm tăng đột biến. Cảnh báo nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Cụ thể, trong ngày 22/12/2019, khoa Cấp cứu Bệnh viện tiếp nhận gần 100 trường hợp đến khám và cấp cứu thì trong có tới gần 50 trường hợp có chỉ định nhập viện do cúm, chiếm 50%; Số người bệnh được xác định mắc cúm và có chỉ định nhập viện điều trị tính đến ngày 27/12/2019 là 85 trường hợp.


Tại Bệnh viện, người bệnh mắc cúm được bố trí buồng điều trị riêng, hạn chế lây nhiễm chéo
  
     Đáng chú ý có những trường hợp trẻ sơ sinh chỉ mới 5 - 7 ngày tuổi đã phải nhập viện điều trị cúm. Theo các bác sĩ khoa Bệnh Nhiệt đới - Đơn vị chịu trách nhiệm điều trị bệnh cúm tại Bệnh viện cho biết, trẻ em là đối tượng  có tỷ lệ mắc bệnh cúm cao nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh nặng và tỷ lệ tử vong cao là ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, người già và nhóm người có bệnh mạn tính.

     Theo cơ chế, một người nhiễm cảm cúm có thể truyền bệnh trong khoảng thời gian 1 ngày trước và 5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh như sốt, đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Quá trình lây nhiễm cúm thường diễn ra từ 1 đến 5 ngày sau khi tiếp xúc. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí, các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh có chứa vi rút cúm qua ho, hắt hơi. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, nhất là ở những môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát tán như trường học, nhà trẻ, khu vui chơi và cả trong gia đình. Với điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp như hiện nay, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh.
 
      Tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, ngay khi vào mùa, Bệnh viện đã chủ động lập kế hoạch phối hợp giữa các đơn vị trong Bệnh viện để phòng chống dịch bệnh cúm. Với mục tiêu: Phát hiện và điều trị sớm người bệnh mắc cúm; Đảm bảo 100% người bệnh được cấp cứu, điều trị cách ly kịp thời, giảm thiểu tỉ lệ lây lan trong Bệnh viện; Khống chế, ngăn ngừa lây lan dịch ở mức cao nhất. Theo đó, người bệnh được kiểm soát chặt chẽ từ khi tiếp nhận khám, chẩn đoán và nhập viện điều trị; Người bệnh được bố trí buồng điều trị riêng, đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.

     Tuy nhiên, để bệnh không bùng phát, các bác sĩ Bệnh viện khuyến cáo “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, người dân cần chủ động áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, cộng đồng:

     - Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
     - Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
    - Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
     - Hạn chế tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm cúm.
     - Tiêm vắc xin cúm mùa, đây là biện pháp dự phòng hiệu quả nhất.         
     - Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Các bài viết khác
Bé trai phải nhập viện do kẹp gót chân vào nan xe đạp(65 lượt xem)Phẫu thuật nội soi điều trị sỏi túi mật ở trẻ em(67 lượt xem)Gắp dị vật trong khí quản thành công cho những trường hợp phức tạp(120 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ III sau khi tự uống thuốc đau xương khớp(98 lượt xem)Đoàn kiểm tra chất lượng Sở Y tế đánh giá tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(104 lượt xem)Đái tháo đường thai kỳ - Không thể xem thường(81 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 05/2024/HCQT mua bình khí EO(16 lượt xem)Tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện do chó cắn(125 lượt xem)Phẫu thuật nội soi “một lỗ” điều trị thoát vị bẹn ở trẻ - Xâm lấn tối thiểu, an toàn tối đa(130 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Trao bệnh nhân sức khỏe và niềm tin(51 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 22.2/VT-TBYT mua sáp parafil(17 lượt xem)Nữ bác sĩ 35 năm cống hiến vì sức khỏe người bệnh(193 lượt xem) Sai lầm khi xử trí ban đầu cho người bị bỏng(158 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 24/2024/VT-TBYT sửa chữa đầu ghi cho hệ thống máy holter huyết áp đa đầu ghi(41 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 06/2024/HCQT mua dung dịch khử khuẩn(20 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 27-VTTBYT vật tư y tế thông thường lần 1 năm 2024-2025(55 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 26-VTTBYT khí cho máy phát tia Plasma lạnh(34 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 25-VTTBYT dịch lọc thận nhân tạo(35 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 22-VTTBYT bóng phát tia X(107 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 23/2024/VT-TBYT bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế cho các khoa cận lâm sàng(85 lượt xem)Cẩn trọng với dị vật đường tiêu hóa(124 lượt xem)Mẹ bầu cần biết về nút thắt dây rốn ở trẻ sơ sinh(148 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-31/3/2024(7.951 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 20/VT-TBYT kim 2 nòng cho phẫu thuật Phaco(74 lượt xem)Yêu cầu báo giá ngày 27/2/2024 quà tặng hiến máu(30 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 19/VT-TBYT cây đặt nội khí quản khó(96 lượt xem)Báo động đỏ cứu sống người đàn ông bị phình vỡ động mạch chủ(250 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK