Để tăng cường hoạt động dinh dưỡng lâm sàng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh nội trú, ngày 14/7/2022, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí đã tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng lâm sàng trong điều trị người bệnh” cho mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng Bệnh viện, điều dưỡng trưởng và bác sĩ các khoa lâm sàng. Đến dự Hội thảo có BSCKII. Nguyễn Thị Ngọc Điệp- Phó Giám đốc Bệnh viện - Phụ trách khoa Dinh dưỡng.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

BSCKII. Nguyễn Thị Ngọc Điệp- Phó Giám đốc Bệnh viện - Phụ trách khoa Dinh dưỡng phát biểu tại Hội thảo

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu được theo dõi các bài trình bày về vai trò của dinh dưỡng lâm sàng trong điều trị người bệnh nặng, các nghiên cứu, đánh giá về dinh dưỡng lâm sàng. Qua đó cho thấy người bệnh nội trú nếu được hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể (tỉ lệ 8,3%; 230/2758) so với những người chỉ được chăm sóc thông thường (tỉ lệ 11%; 307/2787); Giảm số lần nhập viện không chọn lọc (14,7% so với 18,0%).

Các phần trình bày tại Hội thảo

Các phần trình bày tại Hội thảo

Các phần trình bày tại Hội thảo

Các phần trình bày tại Hội thảo
Ngoài ra, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng thuộc khoa Dinh dưỡng Bệnh viện cũng trình bày các báo cáo liên quan đến: Can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí; Sàng lọc và can thiệp dinh dưỡng trên bệnh nhân đái tháo đường; Dinh dưỡng cho người bệnh mắc COVID-19 và sau mắc COVID-19.
Tại đây, các đại biểu cũng cùng nhau thảo luận về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dinh dưỡng lâm sàng và cùng thống nhất một số nội dung để hoạt động dinh dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện đạt hiệu quả cao hơn: Khoa dinh dưỡng cần xây dựng chế độ ăn và lưu ý chế biến thức ăn đa dạng hơn; Khuyến khích dinh dưỡng bằng đường tiêu hóa sớm cho người bệnh nặng và người bệnh sau phẫu thuật khi có chỉ định để nâng cao thể trạng, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng; Người bệnh có bệnh lý đái tháo đường, tim mạch cần ăn theo chế độ bệnh lý nhằm kiểm soát tốt huyết áp, đường máu, lipid máu… từ đó giảm tiến triển của bệnh. Nhân viên phụ trách dinh dưỡng tại các khoa lâm sàng cần tiếp tục nâng cao kỹ năng tư vấn dinh dưỡng để người bệnh hiểu và áp dụng chế độ ăn bệnh lý phù hợp với sức khỏe.
Dinh dưỡng điều trị (hay còn gọi là dinh dưỡng lâm sàng) là 1 phần không thể thiếu trong các biện pháp điều trị tổng thể cho người bệnh. Sau Hội thảo các đại biểu nhận thức rõ hơn vai trò của dinh dưỡng lâm sàng, và tích cực triển khai các biện pháp phù hợp để hoạt động dinh dưỡng lâm sàng cho người bệnh điều trị tại Bệnh viện đạt hiệu quả cao hơn.