Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 36
  • Tổng truy cập: 23.676.897
Bệnh lý tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
Cập nhật: 11/10/2023
Lượt xem: 792
Do nhiều lý do mà trong suốt quá trình mang thai sản phụ không đi khám, quản lý thai nghén lần nào nên không biết ngày dự kiến sinh và đang mang bệnh lý tiền sản giật. Chỉ khi đến khi có dấu hiệu sinh, sản phụ mới đến viện và phát hiện mắc tiền sản giật. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của cả sản phụ và thai nhi.
 

Hình minh họa

Đó là trường hợp của sản phụ B.T.H. 33 tuổi (Thủy Nguyên - Hải Phòng). Sản phụ vào Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khi thai 9 tháng đẻ lần 3, vết mổ đẻ cũ 2 lần. Sản phụ nhập viện trong tình trạng phù 2 chi dưới, huyết áp cao 170/100mmHg, có dấu hiệu chuyển dạ, cổ tử cung mở 4cm, cơn co tử cung rõ tần số 2-3. Trên kết quả xét nghiệm nước tiểu có protein niệu 3+.

Sản phụ được chẩn đoán: Tiền sản giật nặng/thai 9 tháng chuyển dạ/vết mổ đẻ cũ 2 lần. Sản phụ được xử trí thuốc hạ áp, chống co giật, chuyển mổ cấp cứu. Bé gái 3.620 gram, hồng hào, khóc to. Sau phẫu thuật sức khỏe 2 mẹ con ổn định và đã được xuất viện.

Được biết trong quá trình mang thai sản phụ không đi khám và siêu âm thai lần nào nên không biết ngày dự kiến sinh và đang mang bệnh lý tiền sản giật.

Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén ở phụ nữ, là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tuần thứ 20) với 3 triệu chứng chính: Tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Bệnh có thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan và nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ, thai nhi nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bầu cần hiểu rõ về bệnh tiền sản giật để biết cách phòng tránh cũng như đến cơ sở y tế kịp thời khi có triệu chứng bất thường:

- Huyết áp cao
- Sưng (phù) nhiều, đặc biệt ở mặt, tay, chân
- Tăng cân đột ngột (hơn 2kg/ tuần)
- Buồn nôn, nôn, khó thở
- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu
- Thay đổi về thị lực: nhìn mờ, mất thị lực tạm thời…
- Đau bụng trên nhiều…

Qua đây các bác sĩ cũng khuyến cáo sản phụ có thai cần phải khám thai định kì theo các mốc khám thai quan trọng 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối, để được các bác sĩ thăm khám toàn thân, đo huyết áp, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu để kịp thời phát hiện sớm các bệnh lý tiền sản giật, đái tháo đường thai kì, tăng huyết áp, thiếu máu, rau tiền đạo… đảm bảo mẹ bầu có 1 thai kì khỏe mạnh, an toàn.

Các bài viết khác
Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 23/6 - 28/6/2025 )(5 lượt xem)Dẫn đầu về chuẩn hóa xét nghiệm – Suốt một thập kỷ không ngừng cải tiến(17 lượt xem)Hiệu quả điều trị phục hồi chức năng trên người bệnh gãy mỏm khuỷu sau khi điều trị ngoại khoa(12 lượt xem)Người bệnh đái tháo đường – cần biết gì khi đi khám bệnh?(9 lượt xem)Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang to như quả cam ra khỏi cơ thể người bệnh(49 lượt xem)Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi(23 lượt xem)Sau điều trị ung thư – Đừng quên tái khám định kỳ!(40 lượt xem)Kỹ thuật sinh học phân tử trong ung bướu – Định hướng phát triển chuyên sâu, giúp chẩn đoán sớm Ung thư(26 lượt xem)Nội soi gây mê – Chăm sóc toàn diện, trải nghiệm trọn vẹn(30 lượt xem)Thanh toán viện phí: Nhanh – An toàn – Không dùng tiền mặt tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(24 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 17/6/2025 đơn vị cung cấp bảng mạch cho tủ an toàn sinh học cấp II của khoa Vi sinh(12 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 16/6 - 21/6/2025 )(27 lượt xem)Cảnh báo: Nguy hiểm từ vết cắn của chuột - Đừng xem thường!(48 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 16/6/2025 đơn vị cung cấp khung giá đỡ động mạch vành(128 lượt xem)Trao sự sống – Giữ mãi yêu thương(19 lượt xem)Quan hệ văn hóa Việt Nam - Thụy Điển: " Trái tim với trái tim "(34 lượt xem)Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Nơi những bàn tay “giữ mầm sống”(21 lượt xem)Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu 14/6: Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại(40 lượt xem)Họp hội đồng người bệnh định kỳ: Lắng nghe – Tiếp thu – Cải tiến chất lượng(24 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 12/06/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn lập HSMT, đánh giá HSDT cho gói thầu: Cung cấp Ram máy chủ, hệ thống lưu trữ NAS cho lưu trữ tài liệu Công nghệ thông tin(8 lượt xem)Cảnh báo chấn thương do trèo cây thu hoạch trái cây(41 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí phối hợp lấy máu tình nguyện tại Thành phố Đông Triều(38 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 10/6/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ Tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế, khái toán xây dựng và tư vấn lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu; Tư vấn thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình: Sửa chữa tầng 1 và hệ thống nhà vệ sinh khu nhà DII(6 lượt xem)Cơ hội kéo dài sự sống cho người bệnh – Cập nhật tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm(30 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 10/6/2025 đơn vị cung cấp vật tư thay thế cho hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) của Bệnh viện(44 lượt xem)Khôi phục tầm nhìn – Giải pháp từ công nghệ Laser(37 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 9/6 - 14/6/2025 )(43 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK