Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 35
  • Tổng truy cập: 23.351.822
Bệnh Sởi, cách chẩn đoán, phòng và chăm sóc người bị sởi
Cập nhật: 28/03/2025
Lượt xem: 229

Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã ghi nhận 42.488 trường hợp nghi mắc sởi, trong đó 4.027 ca được xác định dương tính. Đáng chú ý, trên 72% bệnh nhân thuộc nhóm trẻ em từ 9 tháng đến dưới 15 tuổi. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh chưa được tiêm vắc xin hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng, chiếm hơn 95%.
 

Tại thành phố Uông Bí, số ca mắc sởi trong 3 tháng đầu năm 2025 tăng nhanh, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2024 ghi nhận 2 ca). Tính đến ngày 24/3/2025, trên địa bàn thành phố đã có 11 trường hợp mắc sởi, trong đó 3 trường hợp là người lớn, 8 trường hợp là trẻ nhỏ.
 

Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thành phố Uông Bí đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ CKI Trịnh Thu Hoàn - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để tìm hiểu về cách chẩn đoán, phòng bệnh và chăm sóc người mắc sởi.
 

Bác sĩ CKI Trịnh Thu Hoàn - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
 

- Thưa Bác sĩ, xin Bác sĩ cho biết những thông tin về bệnh sởi?
 

+ Bác sĩ trả lời: Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, chưa có thuốc đặc trị. Hầu hết trẻ mắc sởi có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp diễn tiến nặng có thể gây biến chứng như viêm phổi, viêm não - màng não, viêm thanh quản cấp… thậm chí tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi.
 

- Vậy làm thế nào để nhận biết sớm bệnh sởi? Ngoài tiêm vắc xin, có biện pháp nào giúp phòng bệnh hiệu quả?
 

+ Bác sĩ trả lời: Các triệu chứng nghi ngờ mắc sởi như: sốt cao liên tục, ho khan, chảy nước mũi, kết mạc mắt đỏ, phát ban.
 

Bệnh sởi lây qua đường hô hấp cũng có thể lây qua tiếp xúc với dịch tiết của người bị bệnh. Để phòng bệnh sởi biện pháp quan trọng nhất là tiêm văcxin. Một số biện pháp để hạn chế bị lây bệnh như:  Không tiếp xúc gần người bị bệnh. Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và tại nơi đông người. Vệ sinh miệng họng, thân thể hàng ngày. Rửa tay thường xuyên với xà phòng.
 

- Hiện nay việc tiêm sởi cho trẻ theo lịch tiêm chủng mũi 1 vào lúc trẻ 9 tháng và mũi 2 là lúc trẻ 18 tháng tuổi, vậy trẻ chưa đến 9 tháng tuổi để đủ tuổi được tiêm văcxin phải làm sao để phòng tránh bệnh thưa Bác sĩ?
 

+ Bác sĩ trả lời: Với trẻ chưa được tiêm phòng sởi cần thực hiện một số biện pháp hỗ trợ phòng bệnh cho trẻ như: Nuôi con bằng sữa mẹ. Không để trẻ tiếp xúc với người bị bệnh và nghi ngờ bị bệnh. Vệ sinh miệng họng cho trẻ hàng ngày. Rửa tay xà phòng khi chăm sóc trẻ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng.

 

- Khi bênh sởi đang có chiều hướng gia tăng như hiện nay, một số người lo ngại việc đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị bệnh khác bị lây chéo sởi. Vậy cách phòng sởi cho các bé như thế nào khi phải tới bệnh viện khám, điều trị bệnh để mọi người có hướng phòng chống thưa Bác sĩ?
 

+ Bác sĩ trả lời: Khi trẻ đang bị bệnh khác cần khám, điều trị nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, đừng nên đến gần chỗ tập trung quá đông bệnh nhân để tránh lây bệnh. Một số biện pháp giúp phòng bệnh như: Không tiếp xúc gần với trẻ nghi ngờ mắc sởi. Thường xuyên đeo khẩu trang cho trẻ. Vệ sinh miệng họng, thân thể hàng ngày. Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn cho trẻ hoặc khi chăm sóc trẻ. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.
 

- Hiện trong số các ca mắc sởi trên địa bàn thành phố có cả người lớn, ở nhóm tuổi này sởi có đang lo ngại như ở trẻ em không thưa Bác sĩ?
 

+ Bác sĩ trả lời: Trong các trường hợp mắc sởi ở người lớn người bệnh chủ yếu có các biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, phát ban. Chưa ghi nhận trường hợp nào có biến chứng. Do quan niệm bệnh sởi chỉ có thể xuất hiện ở trẻ em, người lớn thường chủ quan khi mắc bệnh sởi, không có những biện pháp cách ly, các chế độ chăm sóc dinh dưỡng cũng như vệ sinh tốt. Đây là nguyên nhân khiến bệnh dễ dàng lây lan trong cộng đồng và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề. Bệnh sởi ở người lớn cũng rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu như biến chứng xảy ra. Vì vậy khi mắc sởi, chúng ta nên đến cơ sở y tế để được tư vấn điều trị đồng thời tránh lây nhiễm cho người khác.

 

- Hiện nay bệnh sởi đang có chiều hướng gia tăng vậy chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh và có dấu hiệu nhiễm bệnh, khi trong gia đình có người mắc sởi việc chăm sóc như thế nào thưa Bác sĩ?
 

+ Bác sĩ trả lời: Hiện nay với bệnh sởi đã có vắcxin phòng rất đặc hiệu. Vì vậy cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ hai mũi theo khuyến cáo của ngành y tế. Nếu trẻ được tiêm đầy đủ hai mũi sẽ có tác dụng phòng bệnh một cách chắc chắn. Các biện pháp phòng bệnh là không tiếp xúc gần với người bệnh. Đeo khẩu trang tại nơi đông người. Vệ sinh miệng họng, thân thể hàng ngày. Rửa tay thường xuyên với xà phòng. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng. Khi nghi ngờ bị mắc bệnh cần đi khám bệnh kịp thời.
 

Nếu trong gia đình có người mắc sởi cần theo dõi uống hạ sốt khi sốt cao từ 38.5oC trở lên. Chườm mát cho người bệnh. Cho bệnh nhân uống đủ nước, nước trái cây. Ăn nhiều bữa, đầy đủ dưỡng chất. Khi người bệnh có các dấu hiệu bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế khám để bác sĩ sẽ xem xét và quyết định người bệnh có cần nhập viện điều trị. Khi chăm sóc người bệnh phải đeo khẩu trang thường xuyên. Rửa tay thường xuyên với xà phòng.
 

- Xin cảm ơn bác sĩ đã trả lời phỏng vấn!
 

Nguồn: Báo uongbi.gov.vn

Các bài viết khác
Đi khám bệnh do thiếu máu, người phụ nữ bất ngờ phát hiện ung thư(18 lượt xem)Đoàn công tác Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford và Tổ chức FHI 360 làm việc tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí(14 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 14/5/2025 đơn vị cung cấp vật tư phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy lọc máu liên tục của khoa Hồi sức tích cực nội(5 lượt xem)Thực hiện thành công ca ghép thận thứ 3: Khẳng định năng lực làm chủ kỹ thuật chuyên sâu tại tuyến tỉnh(36 lượt xem)Thận trọng với rắn và các động vật có nọc độc cắn(35 lượt xem)“Điều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Hãy quan tâm đến điều dưỡng để đẩy mạnh nền kinh tế”(43 lượt xem)Tận tâm với người bệnh(33 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 12/5 - 17/5/2025 )(29 lượt xem)Công đoàn Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí ghi dấu ấn tại Ngày hội Văn hóa Thể thao CNVCLĐ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII(37 lượt xem)Sáng thứ 6 – Cùng nhau học tập và cải tiến vì người bệnh(29 lượt xem)Hơn 600 sinh viên kết thúc khóa thực tập tốt nghiệp tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(55 lượt xem)Cứu sống người phụ nữ bị sốc do chửa ngoài tử cung đã vỡ(44 lượt xem)Nguy cơ hạ đường huyết do chọn và sử dụng bơm tiêm Insulin sai cách ở bệnh nhân đái tháo đường(43 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 05/5 - 10/5/2025 )(52 lượt xem)Cấy chỉ - phương pháp chữa bệnh an toàn, Mang lại hiệu quả cao(66 lượt xem)Hội thảo “Cập nhật chỉ định và kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn” Nâng cao chất lượng điều trị bệnh lý rối loạn nhịp chậm(54 lượt xem)Bệnh viện trực 24/24h, đảm bảo cấp cứu người bệnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5(45 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 30/4 - 04/5/2025(62 lượt xem)Tăng cường đào tạo nhận diện và phân tích sự cố y khoa Hướng tới môi trường khám chữa bệnh an toàn, chất lượng(46 lượt xem)Cứu người bệnh tắc động mạch chậu thoát khỏi nguy cơ cắt cụt chi(51 lượt xem)Chuyện giờ mới kể: Niềm tin là sức mạnh - Hành trình vượt lên bệnh tật của người bệnh ung thư gốc lưỡi(51 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 28/4 - 29/4/2025 )(64 lượt xem)Giữ gìn thận ghép bằng chăm sóc đúng cách(69 lượt xem)Hội chẩn trực tuyến nâng cao năng lực điều trị, chăm sóc người bệnh(64 lượt xem)Khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. (96 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 24/4/2025 đơn vị cung cấp vật tư, dịch vụ sửa chữa an toàn sinh học cấp II phục vụ hoạt động chuyên môn(60 lượt xem)Người bệnh ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí được xuất viện(685 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK