Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 22
  • Tổng truy cập: 22.178.287
Cảnh báo viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gia tăng ở trẻ em
Cập nhật: 04/11/2023
Lượt xem: 2.018
Viêm phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và tổ chức xung quanh phế nang rải rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở, dễ gây suy hô hấp và tử vong. Trong các nguyên nhân viêm phổi, vi khuẩn không điển hình chiếm khoảng 30%, trong đó vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae chiếm chủ yếu. 

Thời gian gần đây, số trẻ bị viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae với các triệu chứng không điển hình có xu hướng ngày càng tăng. Theo thống kê từ đầu tháng 10, ghi nhận tại khoa Nhi - bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí, có 155 trẻ nhi nhập viện điều trị viêm phổi, trong đó có 74 trường hợp viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma pneumonia.

Vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae khi xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 - 3 tuần. Bệnh diễn biến âm thầm, khởi đầu với triệu chứng sốt nhẹ, ho khan sau đó sốt cao, rét run, ho có đờm nặng dần. Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như khò khè, khó thở, viêm long đường hô hấp, đau họng, khàn tiếng, nặng ngực... Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể trở nên nghiêm trọng dẫn tới các biến chứng như viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc hay viêm cơ tim, hội chứng Steven johnson, rối loạn điện giải, nhiễm trùng máu, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, suy hô hấp và có thể tử vong. 


Cần theo dõi sức khỏe của trẻ để có hướng điều trị kịp thời
(Hình ảnh minh họa)


Đến nay chưa có vắc-xin phòng Mycoplasma pneumoniae. Vậy làm thế nào để phòng tránh?
• Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ.
• Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các nguy cơ gây bệnh.
• Mang khẩu trang để hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn khi ra ngoài; thường xuyên cho trẻ súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
• Điều trị dứt điểm các tình trạng bệnh có thể gây ra viêm phổi như: Trào ngược dạ dày, tiêm phòng đầy đủ các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là lao, cúm, sởi, phế cầu, HIB.
• Đặc biệt cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, bởi vì nhiễm Mycoplasma Pneumoniae có thể đồng nhiễm thêm những vi khuẩn khác.

Khi trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường như ho, khó thở, đau tức ngực, sốt cao… cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, điều trị kịp thời.

 
Tổ Công tác xã hội
Các bài viết khác
Hưởng ứng Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác(4 lượt xem)Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ ngày 01/01/2025(60 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí: Tham dự tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân của Ngành y tế Quảng Ninh năm 2024(20 lượt xem)Tinh thần “Hiến máu cứu người” của các đoàn viên công đoàn Công ty Nhiệt điện Uông Bí(38 lượt xem)Ấm lòng những lá thư khen…(71 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 17/12/2024 lựa chọn nhà thầu cho gói thầu cung cấp dịch vụ cung cấp và lắp đặt hệ thống khí y tế cho khoa Hồi sức tích cực Nội ( tầng 2 nhà F )(69 lượt xem)Cố gắng tự lấy xương cá bị hóc, người đàn ông bị phù nề hạ họng, thanh quản (92 lượt xem)Truyền huyết thanh cứu sống người phụ nữ bị rắn lục đuôi đỏ cắn(176 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 12/12/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định, kiểm xạ trang thiết bị y tế năm 2025(57 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 12/12/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, hiệu chuẩn trang thiết bị y tế cho các khoa Cận Lâm sàng theo tiêu chuẩn ISO 15189:2022(44 lượt xem)Phẫu thuật khối u màng não kích thước lớn cho người bệnh(107 lượt xem)Người đàn ông bị hoại tử mạc nối do thoát vị bẹn nghẹt(82 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 11/12/2024 lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ sửa chữa hệ thống xử lý nước thải bệnh viện(59 lượt xem)Tăng huyết áp, hạ kali máu tái diễn nhiều lần, người bệnh đi khám phát hiện có u tuyến thượng thận(265 lượt xem)Chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình hoạt động khoa dinh dưỡng với Bệnh viện bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh(25 lượt xem)Bệnh lậu - Không khó để phòng ngừa(92 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ 2 do uống rượu ngâm sáp ong(83 lượt xem)Bệnh viện điển hình với mô hình giảm thiểu chất thải nhựa(97 lượt xem)Đừng lầm tưởng Ung thư đại trực tràng không "gõ cửa" người trẻ(114 lượt xem)Cứu sống bé trai viêm phổi nặng, suy hô hấp nặng(131 lượt xem)Hiệu quả “trông thấy” nhờ điều trị hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ phối hợp(113 lượt xem)“…Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới tập thể các bác sĩ, y tá, điều dưỡng khoa Ngoại tiêu hóa & tổng hợp..."(95 lượt xem)Nhập viện sinh con sản phụ mới phát hiện ung thư cổ tử cung(125 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí - Đẩy mạnh huấn luyện an toàn vệ sinh lao động năm 2024 (45 lượt xem)Hơn 72 giờ lọc máu liên tục, cứu sống người bệnh sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nặng(152 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 03/12/2024 nhà thầu cho gói thầu mua sắm thuốc(35 lượt xem)Uống nhầm rượu xoa bóp, người đàn ông phải nhập viện điều trị(129 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK