Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (14/10/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 66
  • Tổng truy cập: 10.030.866
Chế độ ăn cho tuyến giáp khỏe mạnh
Cập nhật: 20/05/2021
Lượt xem: 16.272
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể, có vai trò chủ đạo trong điều hòa chuyển hóa. Giữ gìn sức khỏe tuyến giáp là rất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Sau đây là khuyến cáo về chế độ ăn dành cho người mắc bệnh tuyến giáp.

>>>Nên ăn
Thực phẩm giàu i-ốt
Tuyến giáp cần i-ốt để sản sinh ra các hormone cần thiết. Nếu muốn tìm đến nguồn thực phẩm giàu i-ốt tự nhiên thì hãy lựa chọn tảo biển, cá biển, cua, ghẹ... Hoặc các thực phẩm có tăng cường i-ốt như muối i-ốt và bổ sung thường xuyên để cơ thể không thiếu hụt i-ốt. Tuy nhiên, thực phẩm giàu i-ốt là chống chỉ định tương đối với người bệnh đang ở trong tình trạng cường giáp.
Rau lá xanh
Rau bina, rau diếp, cải xoăn... đều là những loại rau lá xanh chứa nguồn magie và khoáng chất dồi dào. Thường xuyên ăn rau lá xanh không chỉ hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp mà còn giảm bớt tình trạng mệt mỏi, chuột rút cơ và thay đổi nhịp tim.
Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí... là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu sắt và magie rất tốt cho tuyến giáp. Không những thế, các loại hạt còn cung cấp cho cơ thể một nguồn vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru hơn.
>>>Hạn chế ăn
Các sản phẩm từ đậu nành
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ... có thể gây cản trở khả năng tạo ra hormone của tuyến giáp. Bởi lẽ, đậu nành có thể làm giảm khả năng hấp thu i-ốt vào cơ thể.
Do đó, nếu mắc bệnh về mất cân bằng hormone hay rối loạn tuyến giáp thì bạn không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ hàng ngày và kéo dài. Bạn có thể dùng thay đổi trong tuần với số lượng hợp lý.
Đồ ăn từ nội tạng động vật
Thận, tim hoặc gan đều là những cơ quan nội tạng có chứa nhiều axit lipoic. Đây là một axit béo có thể làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến giáp nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Thậm chí, axit lipoic còn có thể tương tác với thuốc điều trị tuyến giáp mà bạn đang sử dụng, nên bạn cần trao đổi với bác sĩ để biết thông tin đầy đủ.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch... nó sẽ có hại khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh celiac. Bởi gluten có thể gây tổn thương đường tiêu hóa của người mắc bệnh celiac. Bên cạnh đó, nó còn gây ra vô số vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tuyến giáp, từ đó có thể gây ra bệnh Hashimoto (viêm tuyến giáp) và bệnh Graves (cường giáp).
Chất xơ và đường
Cho dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa thì bạn cũng không nên ăn quá thường xuyên vì nó có thể ngăn cản sự hấp thu của thuốc vào cơ thể. Do đó, người bệnh nên ăn đủ chất xơ hàng ngày theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng.
Mặt khác, đường và các chất tạo ngọt cũng có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, từ đó gây tăng cân và hạn chế hoạt động của tuyến giáp.
Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều đường và chất tạo ngọt có thể gây thừa cân, rối loạn chuyển hóa đường, cũng như các rối loạn chuyển hóa khác. Do đó, người bệnh cần phải được tư vấn dinh dưỡng để biết lượng đường và chất xơ phù hợp nhất sử dụng được mỗi ngày.


Các bài viết khác
Cứu sống người bệnh vết thương thấu phổi(44 lượt xem)12 viên sỏi được lấy ra từ bàng quang của người bệnh(92 lượt xem)Thư mời chào giá hóa chất diệt chuột, diệt mối(58 lượt xem)Thư mời chào giá nâng cấp phần mềm quản lý bệnh viện áp dụng thanh toán sử dụng QR động(56 lượt xem)Phẫu thuật thoát vị buồng trứng cho trẻ 34 ngày tuổi(51 lượt xem)Cụ bà 97 tuổi được cứu sống nhờ can thiệp mạch(147 lượt xem)Cụ ông phải phẫu thuật tháo bỏ nửa bàn chân vì sự chủ quan(137 lượt xem)Thư mời chào giá sửa chữa ống dây nội soi đường mật ngày 16/3/2023(120 lượt xem)Thư mời chào giá hàng hóa lần 2 ngày 15/3/2023(58 lượt xem)Cứu sống sản phụ mang thai IVF bị tiền sản giật nặng(183 lượt xem)Thư mời chào giá pin ngày 10/3/2023(47 lượt xem)Đốt sóng cao tần RFA -Xóa tan nỗi lo mổ mở và để lại sẹo(166 lượt xem)Điều trị bí tiểu bằng phương pháp y học cổ truyền(164 lượt xem)Cảnh báo tình trạng tự độc ở trẻ(192 lượt xem)Người đàn ông phải nhập viện cấp cứu sau ăn trứng vịt lộn(176 lượt xem)Phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn nghẹt cho trẻ 41 ngày tuổi(172 lượt xem)Thư mời chào giá than dùng cho đốt lò hơi tháng 3/2023(129 lượt xem)Thư mời thẩm định giá vật tư, hóa chất xét nghiệm lần 2(146 lượt xem)Thư mời chào giá dịch vụ tư vấn lựa chọn nhà thầu số 25.VT-TBYT/2023(146 lượt xem)Thư mời chào giá số 24.VT-TBYT/2023(123 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-31/03/2023(6.221 lượt xem)Lấy huyết khối động mạch thận trên người bệnh rung nhĩ(156 lượt xem)Thư mời chào giá lần 3 mua sắm hàng vật tư y tế thông thường ngày 28/2/2023(112 lượt xem)Thư mời chào giá thẩm định giá lần 2 hàng vật tư thay thế cho máy lọc thận nhân tạo dialog số 11.VT-TBYT/2023(88 lượt xem)Kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm 2023(133 lượt xem)Thư mời chào giá số 22.VT-TBYT/2023 thuê đơn vị cung cấp dịch vụ(122 lượt xem)Thư mời chào giá thẩm định giá lần 2 sửa chữa dây nội soi tiêu hoá số 16.VT-TBYT/2023(105 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK