Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 49
  • Tổng truy cập: 20.546.430
Gãy răng không nên vứt vì có thể cắm lại
Cập nhật: 05/07/2024
Lượt xem: 184
Các bác sĩ khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa tiến hành xử trí cho một trường hợp bệnh nhi bị bật răng khỏi ổ răng.

Bệnh nhi 9 tuổi trong lúc chơi bị trượt chân ngã đập miệng vào cầu thang. Sau ngã trẻ bị chảy máu vùng miệng, mất răng cửa. Trẻ được gia đình nhanh chóng đưa đến viện. Trẻ nhập viện trong tình trạng vết thương ngách lợi, răng 11 bật khỏi ổ răng, sang chấn răng 21.

Các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cắm lại răng 11 vào huyệt ổ răng, khâu tạo hình lợi, cố định răng bằng chỉ thép. Sau điều trị răng của trẻ ổn định, kết quả chụp X-quang ổ răng tốt, trẻ đã được xuất viện.

Trước đó có một trường hợp bệnh nhi N.Đ.L. 7 tuổi trong lúc đạp xe bị ngã khiến răng bị gãy. Trẻ nhập viện với răng 11, 21 bật khỏi ổ huyệt răng. Trẻ đã được xử trí kịp thời, hiện răng của trẻ ổn định và chức năng ăn nhai tốt.

 
Răng của bệnh nhi N.Đ.L. trước và sau khi được các bác sĩ khắc phục

Các bác sĩ khoa Răng hàm mặt Bệnh viện cho biết: Răng cửa là răng thường bị chấn thương nhất do tai nạn giao thông, do tai nạn sinh hoạt, va chạm vật cứng như: do trẻ ngã khi đang tập đi, lúc chơi đùa như: rượt đuổi nhau, chơi thể thao, đá bóng... Do có vai trò thẩm mỹ rất quan trọng đối với khuôn mặt chưa kể đến nó sẽ làm hạn chế khả năng ăn uống, phát âm, ảnh hưởng tâm lý... Do vậy dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn, nếu bị tổn thương, bật khỏi ổ răng, ta cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới Bệnh viện khám bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được điều trị kịp thời.

Một số lưu ý cho các bậc cha mẹ khi bảo quản răng bị gãy:
- Khi nhặt lại răng đã gãy văng, chú ý cầm thân răng chứ không cầm vào phần chân răng.
- Nếu răng dính đất cát dơ bẩn thì rửa dưới vòi nước sạch, bảo quản răng rồi chuyển đến bác sĩ​.
- Cách bảo quản là ngâm trong sữa không đường hoặc dung dịch nước muối sinh lý Natriclorid 0.9%. Việc bảo quản này giúp duy trì sự sống của các dây chằng nha chu. Nếu không có sữa hoặc dung dịch nước muối có thể ngậm răng gãy trong miệng. Tuy nhiên phải đảm bảo trẻ tỉnh táo và nhắc nhở trẻ tránh việc trẻ nuốt vào bụng.

Thời gian vàng để cắm lại răng thành công là trong vòng 6 giờ sau gãy. Vì vậy các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để kịp thời xử trí. 

 
Tổ Công tác xã hội
Các bài viết khác
Thư mời chào giá ngày 05/9/2024 đơn vị cung cấp pin tiểu(28 lượt xem)Hai mẹ con phải nhập viện do ủ chấy bằng rượu ngâm hạt na(127 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 04/9/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá(35 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-30/9/2024(8.456 lượt xem)Người phụ nữ thoát khỏi nguy cơ liệt hai chân do u tủy sống(85 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 29/8/2024 đơn vị cung cấp bộ kít xét nghiệm tế bào cổ tử cung(9 lượt xem)Phát hiện giun còn sống trong đại tràng của người đàn ông(93 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 23/8/2024 đơn vị cung cấp hàng vật tư, hoá chất xét nghiệm(65 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 20/8/2024 đơn vị cung cấp túi giấy tiệt khuẩn dụng cụ y tế(98 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 19/8/2024 đơn vị cung cấp linh kiện, phụ tùng thay thế trang thiết bị cho khoa Nội thận - Tiết niệu - Hô hấp(40 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 19/8/2024 đơn vị cung cấp phụ tùng thay thế cho máy nhuộm hóa mô miễn dịch cho khoa Giải phẫu bệnh(28 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 15/8/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa dây nội soi tiêu hóa(35 lượt xem)Uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, hiểm họa khôn lường(132 lượt xem)Cẩn trọng với tai nạn sinh hoạt liên quan đến bỏng(150 lượt xem)Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu sống người phụ nữ 59 tuổi bị rắn lục cắn(230 lượt xem)Tham gia chương trình Hội chẩn trực tuyến về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) với Bệnh viện Bạch Mai(76 lượt xem)Phẫu thuật cắt u tuyến ức lớn cho trẻ 11 tuổi(163 lượt xem)Người đàn ông nhập viện với đoạn dây thép xuyên nhãn cầu(163 lượt xem)Nuốt nam châm trong đồ chơi rất nguy hiểm với trẻ nhỏ(217 lượt xem)Chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện(107 lượt xem)Dị ứng hải sản – Không thể chủ quan(172 lượt xem)Tập huấn Quản lý chất lượng và an toàn người bệnh cho Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều(168 lượt xem)Cứu sống sản phụ hôn mê do sản giật(432 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 97-VTTBYT đơn vị cung cấp vật tư phẫu thuật tiết niệu nhi khoa(30 lượt xem)Những hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024)(169 lượt xem)Điều trị khối polyp lớn ở đại tràng mà không cần phẫu thuật(271 lượt xem)Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt(73 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK