Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 21
  • Tổng truy cập: 22.116.641
Hội chứng Down và những điều cần biết
Cập nhật: 25/05/2021
Lượt xem: 28.058
Hội chứng Down là một trong những bất thường hình thái của số lượng nhiễm sắc thể thường gặp ở những phụ nữ sinh con khi ngoài 35 tuổi. Hội chứng Down khiến trẻ sinh ra sẽ có những bất thường về hệ tim mạch, tiêu hóa… Nó khiến trẻ chậm phát triển, trở nên khù khờ và hầu như không có khả năng học hành. Do vậy nên ngay từ khi mang thai, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để sàng lọc cùng phát hiện sớm để có can thiệp kịp thời.

Rất nhiều sản phụ trong quá trình mang thai phần chủ quan chỉ nghĩ siêu âm là có thể phát hiện hết các bất thường của thai nhi Hoặc không được tư vấn cũng như chăm sóc sức khỏe thai sản chặt chẽ mà đã có những trường hợp không phát hiện bệnh sớm, chỉ đến khi trẻ được sinh ra mới biết được trẻ mắc bệnh Down.

Như trường hợp của sản phụ Đ.T. T. sinh năm 1983 trú tại Thượng Yên Công –Uông Bí nhập viện khi đang mang thai 39 tuần lần 2. Sau chuyển dạ tự nhiên sản phụ thuận lợi sinh được 1 bé trai nặng 3020 gram. Nhưng không may trẻ bị đa dị tật và hội chứng Down. Theo sản phụ cho biết trong quá trình mang thai sản phụ có đi khám nhưng chỉ siêu âm mà không làm bất cứ một xét nghiệm sàng lọc trước sinh nào. Mặc dù ở độ tuổi 38, độ tuổi có khả năng sinh con mắc hội chứng Down nhưng chị không hề biết. Vì vậy việc hiểu và nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc khám, quản lý thai là vô cùng quan trọng.


Các biểu hiện về hình thái của trẻ mắc Down là:
  >> Đầu ngắn và nhỏ
  >> Mặt dẹt
  >> Mắt xếch
  >> Mũi nhỏ và tẹt
  >> Hình dáng tai bất thường
  >> Gáy rộng và phẳng
  >> Cổ ngắn
  >> Miệng luôn há, lưỡi dày thè ra ngoài
  >> Chân tay ngắn và to bè

Trẻ mắc hội chứng Down còn gặp khó khăn trong việc phát triển tư duy và dễ mắc phải các bệnh lý đường hô hấp, ung thư máu, dễ nhạy cảm với các tác nhân nhiễm khuẩn. Thêm vào đó, hệ sinh dục của những người mắc hội chứng Down thường không phát triển và khả năng vô sinh cao.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng Down là gì?

  • Độ tuổi của mẹ khi mang thai: Tuổi mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con mắc bệnh Down càng lớn, nghiên cứu cho thấy nguy cơ cao hơn khi mẹ lớn hơn 35 tuổi
  • Người mang chuyển đoạn di truyền gây hội chứng Down: cả nam giới lẫn phụ nữ đều có khả năng di truyền cho đời sau chuyển đoạn di truyền gây hội chứng Down.
  • Từng mang thai hoặc sinh con mắc hội chứng Down: nguy cơ sinh con hoặc mang thai bị bệnh trong những lần tiếp theo là 1:100
Phát hiện sớm hội chứng Down ở trẻ bằng cách nào ?
  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn, bao gồm:
  • Xét nghiệm NIPT: làm xét nghiệm từ tuần thứ 10 của thai kỳ
  • Xét nghiệm Double test : thực hiện khi thai 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày và siêu âm đo độ mờ da gáy.
  • Xét nghiệm Triple test : từ 15 – 20 tuần
  • Xét nghiệm xâm lấn:
Là những xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác các dị tật bẩm sinh thông qua việc tác động vào bào thai để lấy mẫu như chọc ối, sinh thiết gai rau.
Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các chị em phụ nữ có thể chủ động hơn trong việc khám, sàng lọc hội chứng Down cho thai nhi. Bên cạnh đó là  nên khám thai theo đúng lịch khám, không nên bỏ qua thời điểm tốt nhất để phát hiện nguy cơ dị tật bẩm sinh của trẻ trong thời kỳ mang thai. Để từ đó có những can thiệp kịp thời tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra. 

Các bài viết khác
Truyền huyết thanh cứu sống người phụ nữ bị rắn lục đuôi đỏ cắn(83 lượt xem)Phẫu thuật khối u màng não kích thước lớn cho người bệnh(77 lượt xem)Người đàn ông bị hoại tử mạc nối do thoát vị bẹn nghẹt(58 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 11/12/2024 lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ sửa chữa hệ thống xử lý nước thải bệnh viện(25 lượt xem)Tăng huyết áp, hạ kali máu tái diễn nhiều lần, người bệnh đi khám phát hiện có u tuyến thượng thận(114 lượt xem)Bệnh lậu - Không khó để phòng ngừa(70 lượt xem)Người đàn ông phản vệ độ 2 do uống rượu ngâm sáp ong(62 lượt xem)Bệnh viện điển hình với mô hình giảm thiểu chất thải nhựa(72 lượt xem)Đừng lầm tưởng Ung thư đại trực tràng không "gõ cửa" người trẻ(88 lượt xem)Cứu sống bé trai viêm phổi nặng, suy hô hấp nặng(115 lượt xem)Hiệu quả “trông thấy” nhờ điều trị hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ phối hợp(92 lượt xem)“…Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới tập thể các bác sĩ, y tá, điều dưỡng khoa Ngoại tiêu hóa & tổng hợp..."(78 lượt xem)Nhập viện sinh con sản phụ mới phát hiện ung thư cổ tử cung(108 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí - Đẩy mạnh huấn luyện an toàn vệ sinh lao động năm 2024 (28 lượt xem)Hơn 72 giờ lọc máu liên tục, cứu sống người bệnh sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nặng(133 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 03/12/2024 nhà thầu cho gói thầu mua sắm thuốc(25 lượt xem)Uống nhầm rượu xoa bóp, người đàn ông phải nhập viện điều trị(115 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 03/12/2024 đơn vị cung cấp test nhanh các loại cho khoa Vi sinh và khoa Huyết học - Truyền máu(34 lượt xem)Thành công vượt trội trong điều trị khối u gan bằng công nghệ cao(115 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 02/12/2024 đơn vị cung cấp Bộ đồng hồ oxy cho hoạt động chuyên môn(21 lượt xem)Xóa tan nỗi lo mụn trứng cá(88 lượt xem)Tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện do mèo cào(131 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-31/12/2024(45 lượt xem)Cứu sống sản phụ bị phù phổi cấp do sản giật nặng(185 lượt xem)Cứu sống người đàn ông bị vỡ tĩnh mạch dạ dày(52 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 28/11/2024 đơn vị cung cấp phương tiện phòng cháy chữa cháy(78 lượt xem)Cứu sống sản phụ mắc hội chứng Hellp – biến chứng của tiền sản giật(129 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK