Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 43
  • Tổng truy cập: 23.198.022
Huyết tương giàu tiểu cầu - Con đường mới sau hậu phẫu chấn thương
Cập nhật: 30/09/2022
Lượt xem: 3.625
Nhìn nụ cười vui vẻ và bước đi vững vàng hơn của chàng thanh niên, khó ai có thể nhận ra chàng thanh niên vừa trải qua cuộc phẫu thuật khớp gối cách đây 1 năm. Đây là món quà với những nhân viên y tế chúng tôi để cố gắng, nỗ lực từng ngày trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.
 
 
Bạn Nguyễn Thế Mạnh và bác sĩ điều trị- BSCKII. Đặng Thị Thư Vy- Trưởng khoa Tâm Thần kinh – Cơ xương khớp
 
Bạn Nguyễn Thế Mạnh, 20 tuổi, địa chỉ Yên Thọ, Đông Triều, Quảng Ninh, có tiền sử chấn thương khớp gối đứt dây chằng chéo trước và đã phẫu thuật cách đây 1 năm. Qua tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông, bạn Mạnh biết đến liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân rất có ích cho việc hồi phục chức năng khớp gối. Bạn Mạnh đã đến khoa Tâm thần kinh – Cơ xương khớp - Bệnh viện Việt Nam –Thụy Điển Uông Bí để khám và đăng ký điều trị. Sau liệu trình tiêm 3 mũi huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, bạn Mạnh đã đi lại tốt hơn và tình trạng đau nhức đã được cải thiện.

Huyết tương giàu tiểu cầu là một chế phẩm được tạo ra từ máu sau khi được tách và loại bỏ hồng cầu, bạch cầu và làm giàu nồng độ tiểu cầu lên nhiều lần (2-8 lần) so với nồng độ tiểu cầu bình thường trong máu ngoại vi.

Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong ngừng chảy máu ở vết thương bằng việc tạo ra nút tiểu cầu giúp các thành phần khác liên kết lại với nhau để tạo thành cục máu đông giúp bịt kín miệng các mạch máu nhỏ và vết thương, khởi động và kích thích quá trình liền các vết thương, giúp làm lành các tổn thương sụn, chất nền sụn khớp, tham gia vào quá trình sửa chữa, tái tạo tổ chức tổn thương sụn và xương.

Để tạo ra huyết tương giàu tiểu cầu, một lượng máu (khoảng 20- 30ml) được lấy từ máu tĩnh mạch ở tay hoặc chân, sau đó được đưa vào máy ly tâm tốc độ cao để tách và loại bỏ hồng cầu, bạch cầu và một phần huyết tương nghèo tiểu cầu để tách chiết ra khoảng huyết tương giàu tiểu cầu cần thiết để tiêm vào vùng tổn thương, kích thích các tế bào lành ở xung quanh nơi tổn thương phân chia và tham gia vào quá trình sửa chữa các thương tổn, kích thích quá trình liền thương, giúp quá trình liền thương nhanh và ổn định hơn.

 

Hình ảnh huyết tương của người bệnh được ly tâm

Hiện nay, với các chấn thương do chơi thể thao gây chấn thương khớp, tổn thương gân cơ hoặc sau phẫu thuật đứt dây chằng khớp gối, thoái hóa khớp nguyên phát cũng như các tổn thương viêm nguyên phát khác, huyết tương giàu tiểu cầu được sử dụng với hai tác dụng chính là giảm viêm và đẩy nhanh quá trình tái tạo để từ đó nhanh chóng phục hồi được khả năng vận động của người bệnh.

Những trường hợp tổn thương do chấn thương và nguyên phát có thể áp dụng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu như:

- Viêm điểm bám gân vùng khuỷu.
- Viêm gân Achilles.
- Viêm gân bánh chè.
- Các chấn thương, tổn thương dây chằng bảo tồn hoặc sau phẫu thuật.
- Các tổn thương cơ.
- Các tổn thương sụn khớp, sụn chêm.
- Tổn thương rách chóp xoay ở vai.
- Các trường hợp thoái hóa: khớp gối…
 
Phương pháp trị liệu bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong thực hành y học tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc cũng như đã và đang đang được thực hiện thường quy tại Khoa Tâm Thần kinh – Cơ xương khớp, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.

Để có thể được tư vấn kịp thời và đầy đủ nhất hãy liên hệ theo số điện thoại: 0387.637.009 hoặc 02036.507.237

Các bài viết khác
Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 28/4 - 29/4/2025 )(5 lượt xem)Giữ gìn thận ghép bằng chăm sóc đúng cách(22 lượt xem)Hội chẩn trực tuyến nâng cao năng lực điều trị, chăm sóc người bệnh(21 lượt xem)Khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. (35 lượt xem)Người bệnh ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí được xuất viện(486 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí tiến hành kiểm tra, rà soát soát chặt chẽ, không để sữa, thuốc giả lọt vào bệnh viện(35 lượt xem)Nâng cao năng lực chuyên môn điều dưỡng - Nỗ lực vì sức khỏe người bệnh(69 lượt xem)Cẩn trọng với tình trạng phản vệ do ong đốt(37 lượt xem)Nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh thông qua hội chẩn từ xa cùng chuyên gia y tế Cộng hòa Pháp(39 lượt xem)Dịch sởi bùng phát: Cảnh báo đỏ cho cộng đồng!(45 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 21/4 - 26/4/2025 )(48 lượt xem)Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh: Mái nhà ấm áp cho những mảnh đời kém may mắn(51 lượt xem)Chiếu tia plasma lạnh – Phương pháp hỗ trợ điều trị nhanh lành vết thương(57 lượt xem)Phẫu thuật khối u trung thất sau phức tạp cho người bệnh(45 lượt xem)Thực hiện thành công ca ghép thận thứ 2 nối dài sự sống cho người mắc suy thận giai đoạn cuối(276 lượt xem)Những lá thư ấm lòng người thầy thuốc(55 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 14/4/2025 đơn vị thu mua và vận chuyển sắt thép phế liệu của Bệnh viện(80 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 14/4 - 19/4/2025 )(56 lượt xem)Sức khỏe của 2 bệnh nhân ghép thận đầu tiên tại Quảng Ninh ổn định(72 lượt xem)Bước tiến mới trong lĩnh vực ghép tạng của ngành y tế Quảng Ninh(95 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 10/4/2025 đơn vị cung cấp vật tư trang bị cho khoa Hồi sức tích cực nội(19 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên tại tỉnh Quảng Ninh(133 lượt xem)Hỗ trợ chuyên môn từ phía chuyên gia Thụy Điển chuyên ngành Sản phụ khoa(62 lượt xem)Phẫu thuật lấy khối sỏi san hô lớn ở thận của người bệnh(72 lượt xem)Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện(66 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh ( 8/4 - 12/4/2025 )(49 lượt xem)Cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư dạ dày biến chứng chảy máu (78 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK