Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 59
  • Tổng truy cập: 23.807.333
Lạm dụng tiêm khớp - Nguy hiểm khôn lường trong điều trị bệnh xương khớp
Cập nhật: 31/05/2022
Lượt xem: 2.032
Bệnh lý cơ xương khớp ở mức độ nhẹ nếu điều trị đúng, kịp thời sẽ cho kết quả tốt và nhanh chóng. Nhưng nếu tự điều trị không đúng cách dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn, có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là nguy cơ tàn phế, thậm chí tử vong.

Đơn cử như trường hợp của một người bệnh nữ 70 tuổi, trú tại Hiệp Hòa - Quảng Yên - Quảng Ninh đến khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng cẳng tay trái sưng tấy, nề đỏ, có đầu mủ trắng.

Trước đó người bệnh bị đau cổ tay trái và tê bì bàn tay trái, đã được khám, chẩn đoán hội chứng ống cổ tay trái và được tiêm thuốc để điều trị ống cố tay trái và được tiêm thuốc điều trị (Depo – Medrol) một lần tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Người bệnh được bác sĩ tư vấn cụ thể và hẹn tái khám theo lịch. Nhưng người bệnh không tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ và do quá sốt ruột về tình trạng bệnh, người bệnh đã tự đến phòng khám tư để tiêm khớp nhiều lần. Bên cạnh đó người bệnh còn đắp cây bèo tây vào cẳng tay, cổ tay trái với hi vọng tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Tuy nhiên tình trạng đau xương khớp không được cải thiện mà vùng cẳng tay trái có biểu hiện sưng nề, tấy đỏ, có điểm rò dịch. Lúc này người bệnh mới đến bệnh viện khám và được chẩn đoán Áp xe cẳng tay trái.
 

Hình ảnh tổn thương cẳng tay của bệnh nhân N.T.N.


Hình ảnh tổn thương cẳng tay của bệnh nhân N.T.N.
 
Người bệnh được nhập viện điều trị dùng kháng sinh, có chỉ định can thiệp ngoại khoa. Hiện tại sau đợt điều trị và can thiệp vết thương cổ tay trái của người bệnh đã khô, không sưng tấy đỏ.
 
Theo các bác sĩ Khoa Tâm thần kinh – Cơ xương khớp bệnh viện cho biết: Có nhiều quan điểm, phương pháp sai lầm có thể gặp trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp như:

- Khi mắc bệnh cơ xương khớp, nhiều người bệnh được chữa đau khớp bằng cách tiêm vào khớp và cứ đau là lại tiêm khớp. Nhưng điều này cần phải rất cẩn trọng vì việc tiêm thuốc vào khớp nếu không được tiến hành tại các cơ sở uy tín đảm bảo vô trùng thì sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ ngoài vào khớp qua các mũi tiêm. Từ đó gây nhiễm khuẩn ổ khớp, có thể chảy máu nội khớp, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp và loãng xương. 

- Một số khác lại chữa bệnh bằng cách đắp các loại lá cây, bã thuốc không rõ nguồn gốc lên các tổn thương da, cơ, khớp… hoặc áp dụng bài thuốc gia truyền của các thầy lang để điều trị. Tác dụng giảm đau của những bài thuốc đó chưa được khoa học kiểm chứng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như có thể gây bỏng, nhiễm trùng da và biến chứng nguy hiểm cho thận, tim mạch, dạ dày. Khi nhiễm trùng da lan sâu gây nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp có chỉ định tiêm, hãy đến các cơ sở có chuyên khoa để được khám và điều trị phù hợp. Hãy tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sau tiêm khớp của thầy thuốc, tuân thủ phác đồ điều trị, tái khám kịp thời để bác sỹ điều chỉnh và đưa ra phác đồ phù hợp. Một lời khuyên từ các bác sĩ là các trường hợp sau tiêm khớp, người bệnh tuyệt đối không được bôi xoa, đắp thuốc và lá cây lên vị trí tiêm khớp.

Tại Thành phố Uông Bí, nếu có các dấu hiệu của bệnh, bạn có thể đến khám tại phòng khám Cơ xương khớp,  Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí hoặc liên hệ khoa Tâm thần kinh - Cơ xương khớp, số điện thoại: 0387637009 hoặc 02036507237 để được tư vấn về bệnh.
 
Khoa Tâm thần kinh - Cơ xương khớp

Các bài viết khác
Bệnh nhi nhập viện do tăm tre đâm xuyên dạ dày(15 lượt xem)Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản(9 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 09/7/2025 đơn vị cung cấp hàng vật tư, hóa chất xét nghiệm đông máu - huyết học cho khoa Huyết học - Truyền máu năm 2025 - 2026 (11 lượt xem)Phát hiện sỏi thận “khổng lồ” như san hô sau gần 20 năm âm thầm phát triển(63 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 7/7 - 12/7/2025 )(35 lượt xem)Nối thành công cẳng chân gần đứt rời cho người bệnh (38 lượt xem)Hãy hiến máu cứu người ngay từ hôm nay (28 lượt xem)Cảnh báo: phản vệ nguy kịch do tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ(54 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí: Góp phần chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe trẻ em(35 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 01/7/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các Máy biến áp trong bệnh viện(77 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 30/6 - 05/7/2025 )(48 lượt xem)Nhập viện do que cấy tránh thai “đi lạc” trong cánh tay(77 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 24/6/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ cắt tỉa cây phạm vi an toàn đường dây điện(87 lượt xem)Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong lụt bão, mưa lũ(49 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 23/6/2025 đơn vị cung cấp vật tư lắp đặt quạt trần khoa Khám bệnh và bổ sung thiết bị điện điều hòa cho các khoa lâm sàng(87 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu ( 23/6 - 28/6/2025 )(57 lượt xem)Địa chỉ tham quan, học tập tin cậy của các đơn vị y tế(47 lượt xem)Dẫn đầu về chuẩn hóa xét nghiệm – Suốt một thập kỷ không ngừng cải tiến(49 lượt xem)Hiệu quả điều trị phục hồi chức năng trên người bệnh gãy mỏm khuỷu sau khi điều trị ngoại khoa(53 lượt xem)Người bệnh đái tháo đường – cần biết gì khi đi khám bệnh?(48 lượt xem)Phẫu thuật lấy sỏi bàng quang to như quả cam ra khỏi cơ thể người bệnh(119 lượt xem)Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi(68 lượt xem)Sau điều trị ung thư – Đừng quên tái khám định kỳ!(67 lượt xem)Thông báo việc đấu giá đối với danh mục tài sản: Một phần diện tích nhà F; Một phần diện tích Khoa dinh dưỡng (Nhà N) và Trông giữ xe (65 lượt xem)Nội soi gây mê – Chăm sóc toàn diện, trải nghiệm trọn vẹn(50 lượt xem)Thanh toán viện phí: Nhanh – An toàn – Không dùng tiền mặt tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(47 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 17/6/2025 đơn vị cung cấp bảng mạch cho tủ an toàn sinh học cấp II của khoa Vi sinh(54 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK