Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 32
  • Tổng truy cập: 20.546.398
Làm việc ngoài trời nắng nóng hãy cẩn trọng
Cập nhật: 08/07/2024
Lượt xem: 151
Làm việc ngoài trời dưới thời tiết nắng nóng liên tục trong nhiều giờ, nếu không được bù nước người dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ rối loạn điện giải, suy thận cấp do cơ thể mất nước.


Theo ghi nhận của khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí từ đầu mùa nắng nóng, khoa đã tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh nhập viện do say nắng. Như trong ngày 30/6/2024, khoa đã tiếp nhận 03 trường hợp nhập viện trong tình trạng rối loạn điện giải, suy thận cấp do cơ thể mất nước nhiều khi lao động ngoài trời nhiều giờ mà không bù đủ nước.

Cả 3 trường hợp trên sau khi làm xét nghiệm có kết quả xét nghiệm máu cô đặc, tăng men gan, suy thận cấp. Các bác sĩ đã tiến hành chăm sóc, điều trị tích cực, chức năng thận của người bệnh đã ổn định, sức khỏe hồi phục tốt.

Theo Bs. Dương Đức Mạnh- Khoa Cấp cứu cho biết: khi thời tiết nắng nóng, người bệnh có thể bị mất nước, rối loạn điện giải với biểu hiện triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, lả người, ù tai, hoa mắt, tụt huyết áp, buồn nôn, tim đập nhanh và mạnh, chuột rút, tay chân co quắp, co giật… Nguy hiểm hơn là biến chứng suy thận cấp, sốc nhiệt, hôn mê và có thể tử vong.

Miền Bắc đang trong mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là những ngày nắng nóng, nền nhiệt cao. Do vậy để phòng tránh tác hại nguy hiểm của nắng nóng đến sức khỏe, các bác sĩ Bệnh viện khuyến cáo:

- Người dân nên hạn chế đi ra ngoài trong khoảng thời gian nhiệt độ tăng cao từ 9h - 16h.

- Đối với những người đặc thù phải làm việc ngoài trời nhiều giờ liên tục cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, các biện pháp chống nắng nóng, cung cấp đủ nước cho cơ thể (từ 3- 4 lít nước) và nên bổ sung thêm dung dịch có chứa điện giải tránh biến chứng do suy thận cấp do mất nước và điện giải.

- Cần tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả hoặc uống nước ép trái cây để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Nếu phát hiện người bị say nắng cần đưa người bệnh ra khỏi môi trường nắng, đặt nằm ở nơi thoáng mát có bóng râm càng sớm càng tốt, nới lỏng quần áo, chườm mát bằng nước lạnh, bổ sung nước uống hoặc nước orezol... và chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy cơ, biến chứng nặng do mất nước, mất điện giải.

Các bài viết khác
Thư mời chào giá ngày 05/9/2024 đơn vị cung cấp pin tiểu(28 lượt xem)Hai mẹ con phải nhập viện do ủ chấy bằng rượu ngâm hạt na(127 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 04/9/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá(35 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-30/9/2024(8.456 lượt xem)Người phụ nữ thoát khỏi nguy cơ liệt hai chân do u tủy sống(85 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 29/8/2024 đơn vị cung cấp bộ kít xét nghiệm tế bào cổ tử cung(9 lượt xem)Phát hiện giun còn sống trong đại tràng của người đàn ông(93 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 23/8/2024 đơn vị cung cấp hàng vật tư, hoá chất xét nghiệm(65 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 20/8/2024 đơn vị cung cấp túi giấy tiệt khuẩn dụng cụ y tế(98 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 19/8/2024 đơn vị cung cấp linh kiện, phụ tùng thay thế trang thiết bị cho khoa Nội thận - Tiết niệu - Hô hấp(40 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 19/8/2024 đơn vị cung cấp phụ tùng thay thế cho máy nhuộm hóa mô miễn dịch cho khoa Giải phẫu bệnh(28 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 15/8/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa dây nội soi tiêu hóa(35 lượt xem)Uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, hiểm họa khôn lường(132 lượt xem)Cẩn trọng với tai nạn sinh hoạt liên quan đến bỏng(150 lượt xem)Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu sống người phụ nữ 59 tuổi bị rắn lục cắn(230 lượt xem)Tham gia chương trình Hội chẩn trực tuyến về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) với Bệnh viện Bạch Mai(76 lượt xem)Phẫu thuật cắt u tuyến ức lớn cho trẻ 11 tuổi(163 lượt xem)Người đàn ông nhập viện với đoạn dây thép xuyên nhãn cầu(163 lượt xem)Nuốt nam châm trong đồ chơi rất nguy hiểm với trẻ nhỏ(217 lượt xem)Chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện(107 lượt xem)Dị ứng hải sản – Không thể chủ quan(172 lượt xem)Tập huấn Quản lý chất lượng và an toàn người bệnh cho Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều(168 lượt xem)Cứu sống sản phụ hôn mê do sản giật(432 lượt xem)Yêu cầu báo giá số 97-VTTBYT đơn vị cung cấp vật tư phẫu thuật tiết niệu nhi khoa(30 lượt xem)Những hoạt động ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024)(169 lượt xem)Điều trị khối polyp lớn ở đại tràng mà không cần phẫu thuật(270 lượt xem)Có một ngôi sao sáng, một ngọn lửa đỏ rực không bao giờ tắt(73 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK