Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 113
  • Tổng truy cập: 22.995.158
Lưu ý đề phòng cháy nổ khi sử dụng bình ga gia đình
Cập nhật: 14/09/2020
Lượt xem: 1.697
Chiều ngày 8/9/2020, khoa Cấp cứu - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận trường hợp nam thanh niên 27 tuổi, địa chỉ tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng đau rát, nổi phỏng nước vùng mặt, cánh tay, cẳng chân, nguyên nhân bỏng do rò rỉ khí ga gây cháy.
 

Vùng cánh tay bị bỏng của người bênh


Vùng cẳng chân bị bỏng của người bênh
 
Người bệnh cho biết: ngày 8/9, trong lúc dọn dẹp tại gia đình thì bất cẩn đã vặn ngược van bình ga gây rò khí, khoảng 1 phút sau khi tìm cách đóng van bình ga thì đột nhiên xuất hiện ngọn lửa bao quanh người (nghi bắt lửa từ bếp than hoa gần đó). Người bệnh lấy nước dập tắt ngọn lửa trên người, chườm đá vết bỏng và được gia đình đưa đi cấp cứu. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị bỏng cháy ga độ I,II vùng mặt, cánh cẳng tay trái, đùi cẳng chân 2 bên diện tích 15%. Người bệnh đã được chuyển đến khoa Chấn thương - Chỉnh hình & Bỏng điều trị bù dịch, kháng sinh, giảm đau, thay băng vết bỏng… để kiểm soát tình trạng sốc bỏng, nhiễm trùng, nhiễm độc bỏng…


Người bệnh bị bỏng 15% diện tích cơ thể


Nhân viên y tế chăm sóc vết bỏng cho người bệnh

Các bác sĩ cho biết, đây là một trường hợp rất may mắn khi lượng ga trong bình không nhiều, chưa gây nổ bình. Ngoài ra, ngọn lửa được dập tắt kịp thời nên đã hạn chế được mức độ bỏng cho người bệnh. Với cháy do rò khí ga, nhiều trường hợp có thể gây nổ bình ga hoặc nếu không được can thiệp kịp thời thì nguy cơ ngộ độc khí, bỏng đường hô hấp (mắt, mũi, miệng)… gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra bỏng diện rộng sẽ để lại sẹo dính ảnh hướng đến thẩm mỹ và khả năng vận động của người bệnh. Các Bác sĩ khuyến cáo người dân cần hết sức thận trọng khi sử dụng bình ga, cần nắm rõ và tuân thủ hướng dẫn, quy định trước khi sử dụng, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra với bản thân và gia đình.
Một số hình ảnh tổn thương trên cơ thể người bệnh:

Các bài viết khác
Người đàn ông bị đa chấn thương do nổ bình ga mini(22 lượt xem)Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp Giải pháp mới điều trị các bệnh lý về mật và ống tụy(31 lượt xem)Tưởng nhớ anh – người con trai đất mỏ(40 lượt xem)Chính thức áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử từ ngày 01/04/2025(39 lượt xem)Đánh giá Hệ thống chất lượng và năng lực kỹ thuật xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2022 tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(26 lượt xem)Cứu sống sản phụ bị sản giật nặng(36 lượt xem)Thông điệp phòng, chống bệnh Sởi của Bộ Y tế(42 lượt xem)Bệnh Sởi, cách chẩn đoán, phòng và chăm sóc người bị sởi(61 lượt xem)Tiếp và làm việc với chuyên gia Thụy Điển về chuyên ngành Sản phụ khoa(46 lượt xem)Bệnh viện đạt 4,61/5 điểm theo Bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế (56 lượt xem)Tổ chức chương trình đồng hành cùng người bệnh Chào mừng Ngày Công tác xã hội (38 lượt xem)Giải pháp điều trị cho người bệnh tắc động mạch chi dưới (52 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh(31 lượt xem)Đoàn Giám sát chuyên đề, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh Quảng Ninh làm việc tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(48 lượt xem)Người bệnh phải nhập viện do vô tình nuốt phải kim khâu(30 lượt xem)Hiểm họa khôn lường khi tự dùng thuốc tại nhà(47 lượt xem)Ghép thận tại Quảng Ninh(49 lượt xem)Bệnh sởi - Những điều bố mẹ cần biết trong mùa dịch(35 lượt xem)Niềm vui trong ngày đặc biệt(58 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 17/03/2025 đơn vị cung cấp báo giá hàng Than đốt lò hơi năm 2025-2026 của bệnh viện(57 lượt xem)Bộ Y tế thẩm định điều kiện lấy, ghép tạng tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(77 lượt xem)Gạt nước mắt, người vợ trẻ hiến tạng của chồng, hồi sinh sự sống hai người khác(33 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 14/03/2025 đơn vị cung cấp hàng hóa chất sinh phẩm trong phát máu cho khoa Huyết học - Truyền máu năm 2025-2026(41 lượt xem)Hồi sinh kỳ diệu: sản phụ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” (43 lượt xem)“Phẫu thuật không túi” tránh hậu môn nhân tạo trong điều trị ung thư trực tràng thấp(59 lượt xem)Trung tâm Y tế than khu vực Mạo Khê tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(73 lượt xem)Hưởng ứng ngày thận thế giới(35 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK