Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2023)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 141
  • Tổng truy cập: 21.087.625
Nguy hiểm: Thương tích nhiều vị trí do bỏng cồn
Cập nhật: 15/01/2020
Lượt xem: 13.855
Với diện bỏng 15% ở nhiều vị trí: cổ, ngực, cẳng tay và bàn tay, chân 2 bên…, bệnh nhi N. A. M. là một trong những trường hợp bỏng cồn khá nặng mà khoa Chấn thương - Chỉnh hình & Bỏng đang tiếp nhận điều trị.

Bỏng cồn là một trong những loại bỏng rất nguy hiểm vì đặc tính lỏng nên rất dễ dây ra các vật liệu khác và dễ bắt cháy. Hơn nữa lửa cồn màu trắng xanh, khi cháy nhỏ rất khó phát hiện, khiến nhiều người không để ý, dẫn đến những hành động vô tình như để vật liệu dễ cháy gần đám lửa hay tiếp thêm cồn/lửa… khiến lửa cháy lớn và dẫn đến tổn thương nặng hơn. Đặc biệt khi cồn bám vào quần áo và bắt cháy sẽ gây tổn thương trực tiếp lên các bộ phận của cơ thể.

     Theo người nhà cho biết, bệnh nhi N. A. M. sinh năm 2008, địa chỉ tại Phường Nam Khê, TP. Uông Bí tại nhà đã nhiều lần được bắt gặp nghịch cồn, bố mẹ đều nhắc nhở nhưng trẻ không nghe theo. Khoảng 19:30 ngày 8/1/2019 trẻ lấy lọ cồn 90 độ của gia đình đổ thành vòng tròn và dùng lửa đốt. Sau đó trẻ định đóng nắp lọ cồn cất đi nhưng không thấy, trẻ cầm lọ cồn đứng lên đi tìm nắp thì đột ngột cồn trong lọ bắt lửa bốc cháy và phát nổ.

     Chị D. T. D. - mẹ của trẻ kể lại: “Tôi đang làm việc trong nhà thì nghe thấy tiếng nổ lớn như tiếng pháo, sau đấy thấy tiếng con hét lên, ngay lập tức tôi chạy ra xem có chuyện gì thì thấy quần áo trên người con tôi đang bốc cháy từ ngực xuống đến chân, tôi hoảng hốt chạy đi lấy nước dội lên người cháu dập lửa và đưa cháu đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí...


Bệnh nhi bị bỏng khoảng 15% nhiều vùng cơ thể


Tổn thương bàn tay phải


Tổn thương nặng nhất là vùng đùi: da bị phỏng nước trợt loét, tổn thương ăn sâu tới lớp trung bì
 

Tổn thương nặng nhất là vùng đùi: da bị phỏng nước trợt loét, tổn thương ăn sâu tới lớp trung bì

     Tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, trẻ được tiếp nhận với diện bỏng vùng cổ, ½ ngực, bàn tay phải, cẳng và bàn tay trái, đùi 2 bên tấy đỏ, vùng đùi phải nhiều phỏng nước. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị bỏng nhiệt từ độ 1 tới độ 3, diện tích khoảng 15% nhiều vùng cơ thể. Các bác sĩ cho biết đây là một trường hợp bỏng khá nặng, tổn thương nặng nhất là vùng đùi: da bị phỏng nước trợt loét, tổn thương ăn sâu tới lớp trung bì... Trẻ được tiêm thuốc giảm đau, làm sạch và băng vết thương, chuyển khoa Chấn thương - Chỉnh hình & Bỏng tiếp tục theo dõi điều trị.
 

Bác sĩ khoa Chấn thương - Chỉnh hình & Bỏng kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi

 
     Để kiểm soát nguy cơ sốc bỏng (Thường xảy ra ở giai đoạn đầu của bỏng, biểu hiện bệnh cảnh lâm sàng người bệnh có thể kích thích vật vã, rối loạn huyết áp nhịp thở,... có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời), các bác sĩ khoa Chấn thương - Chỉnh hình & Bỏng đã tích cực sử dụng thuốc giảm đau, bù đủ khối lượng tuần hoàn, sử dụng kháng sinh ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn, thay băng chăm sóc vết bỏng hằng ngày cho trẻ. Sau khoảng 1 tuần điều trị, sức khỏe trẻ tiến triển tốt hơn, không còn nguy cơ xảy ra sốc bỏng. Dự kiến trẻ có thể ra viện kịp đón Tết cùng gia đình.

     Các bác sĩ khoa Chấn thương - Chỉnh hình & Bỏng cho biết, khi bị bỏng cồn, nếu được loại trừ bỏng sớm, vết bỏng sẽ để lại ít di chứng, ngược lại nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, vết bỏng sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: Nhiễm trùng bỏng do điều trị không đúng cách, sẹo co rút, ảnh hưởng đến chức năng các bộ phận bị bỏng, tổn thương thần kinh... Vì vậy, khi bị bỏng cồn cần:

     - Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng;
     - Dùng nước để dập lửa, cởi bỏ quần áo, giày dép bị bắt cháy nếu có thể.
     - Xả dưới vòi nước mát vùng bỏng trong vòng 30 phút ngay sau khi bị bỏng (nếu để sau 15-20’ sẽ không có tác dụng).
     - Dùng băng gạc quấn chỗ bỏng và nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.
     - Trường hợp cơ sở y tế ở xa, cần cho bệnh nhân uống nước orezon để tránh sốc.
     - Tuyệt đối không làm vỡ đám rộp nước; không bôi bất cứ dầu, mỡ, kem đánh răng, rượu, muối, bùn… lên vết bỏng, tránh làm nhiễm khuẩn vết thương, gây di chứng nghiêm trọng sau bỏng.

     Đặc biệt, các bác sĩ cũng khuyến cáo trẻ em thường hiếu động, trong các dịp Lễ, Tết lại được nghỉ dài ngày, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý để mắt đến các hoạt động vui chơi của trẻ, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán đang cận kề, để mọi gia đình có thể đón Tết Canh Tý 2020 an lành, hạnh phúc và khỏe mạnh.

 
Các bài viết khác
Khám bệnh nhân đạo cho người dân phường Yên Thanh và phường Phương Nam(28 lượt xem)Người đàn ông nhập viện với bàn tay vẫn còn trong máy xay thịt(58 lượt xem)Người phụ nữ mang thai gần 6 tháng phải nhập viện do tự uống thuốc phá thai tại nhà(160 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-31/10/2024(8.625 lượt xem)Hệ lụy từ việc tự ý điều trị tại nhà(118 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 26/9/2024 đơn vị cung cấp hàng vật tư tiêu hao và hóa chất dược dụng cho một số khoa(80 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 26/9/2024 đơn vị cung cấp hàng vật tư, hóa chất cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn năm 2025 - 2026(43 lượt xem)Nhiều người nhập viện cấp cứu do chấn thương khi khắc phục hậu quả bão số 3(112 lượt xem)Nhiều trường hợp phải nhập viện do nhựa cây xương rồng bắn vào mắt(129 lượt xem)Động viên tinh thần bệnh nhi nhân dịp Tết Trung thu(125 lượt xem)Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới 17/9 năm 2024 với thông điệp: Nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị vì sự an toàn của người bệnh(135 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 17/9/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa các dây nội soi cho các hệ thống nội soi CV170 hãng Olympus(50 lượt xem) Người phụ nữ phải cắt thận do không điều trị sỏi thận(179 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 05/9/2024 đơn vị cung cấp pin tiểu(88 lượt xem)Hai mẹ con phải nhập viện do ủ chấy bằng rượu ngâm hạt na(190 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 04/9/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá(115 lượt xem)Thư mời chào giá số 55-BMS đơn vị cung cấp bảng mạch cấp nguồn điều khiển cho máy siêu âm màu 2D tổng quát(38 lượt xem)Người phụ nữ thoát khỏi nguy cơ liệt hai chân do u tủy sống(126 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 29/8/2024 đơn vị cung cấp bộ kít xét nghiệm tế bào cổ tử cung(40 lượt xem)Phát hiện giun còn sống trong đại tràng của người đàn ông(132 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 23/8/2024 đơn vị cung cấp hàng vật tư, hoá chất xét nghiệm(94 lượt xem)Thư mời chào giá số 42-BMS đơn vị cung cấp vật tư sửa chữa hệ thống tán sỏi qua da bằng tia laser và các dịch vụ kèm theo năm 2024(33 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 20/8/2024 đơn vị cung cấp túi giấy tiệt khuẩn dụng cụ y tế(125 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 19/8/2024 đơn vị cung cấp linh kiện, phụ tùng thay thế trang thiết bị cho khoa Nội thận - Tiết niệu - Hô hấp(62 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 19/8/2024 đơn vị cung cấp phụ tùng thay thế cho máy nhuộm hóa mô miễn dịch cho khoa Giải phẫu bệnh(45 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 16/8/2024 đơn vị cung cấp máy li tâm ống nghiệm, máy xông khí dung và máy đo nhãn áp cầm tay năm 2024(30 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 15/8/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa dây nội soi tiêu hóa(49 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK