Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 28
  • Tổng truy cập: 22.076.995
Những điều người hiến máu tình nguyện cần biết
Cập nhật: 31/03/2021
Lượt xem: 304.659
Hiến máu tình nguyện là một hành động mang đậm giá trị nhân văn, là nghĩa cử cao đẹp giữa người với người. Thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. 
 
Hiến máu không chỉ cứu người mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho người hiến máu. Khoa học chứng minh, khi cho máu sẽ loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể, làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch.. Hiến máu làm cho tinh thần sảng khoái hơn, ăn ngủ ngon hơn. Giúp chức năng cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách bổ sung thêm nguồn cấp máu thường xuyên. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 - 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.
 
Như vậy, hiến máu làm cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn và cũng là cách kiểm tra giám sát sức khỏe của chính mình.
 
1. Điều kiện để được hiến máu là gì?
- Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính. Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.
- Phải đủ tuổi: từ 18 đến 60.
- Cân nặng: từ 45 kg (với nam) và 42 kg (với nữ) trở lên.
- Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường
 
*** Lưu ý:
+ Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, đang cho con bú thì không được hiến máu.
+ Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng sẽ ko ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần là 12 tuần.
+ Người hiến máu nhân đạo luôn được an toàn vì: dụng cụ thu gom máu chỉ được dùng một lần. Quy trình kỹ thuật lấy máu đảm bảo đúng quy định của ngành y tế.

2. Quyền lợi của người tham gia hiến máu tình nguyện
2.1. Được làm các xét nghiệm
Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (ABO-Rh), HIV, vi rút viêm gan B, viêm gan C, giang mai. Khi hiến máu tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, bạn sẽ được khoa thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.

2.2. Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí
Người tham gia hiến máu được kiểm tra các chỉ số như cân nặng, huyết áp, nhịp tim và các thông số đo được là cơ sở đánh giá sức khoẻ.

2.3. Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành
Cũng giống như các địa điểm hiến máu khác, khi hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, người hiến máu sẽ được bồi dưỡng và chăm sóc theo đúng quy định:
 
- Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện, mức chi 50.000 đồng/người 
- Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 30.000 đồng/người (Bánh, sữa…)
- Nhận quà tặng (bằng hiện vật): Gấu bông, đồng hồ treo tường…
- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu. Nếu bạn từng tham gia hiến máu thì trong suốt cuộc đời nếu không may bạn cần đến máu, thì Nhà nước sẽ đảm bảo bồi hoàn miễn phí cho bạn đúng số máu mà bạn đã hiến.
 

Người hiến máu tình nguyện sẽ được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện
 
3. Căn dặn của thầy thuốc với người hiến máu
Hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra. Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể và nhân viên y tế sẽ có những xử trí phù hợp. 
 
3.1.Trước khi hiến máu phải làm gì? 
-   Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.
-   Mang giấy CMND/Thẻ CCCD, hoặc giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu. 

3.2.Sau khi hiến máu nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:
-   Giơ cao tay.
-   Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dán.
-   Thay miếng bông và băng dán khác .  
 
*** Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ:
-   02 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.
-   Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày. 
 
3.3.Sau khi hiến máu  
Những điều nên làm:
- Chỉ rời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.
- Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.
- Uống nhiều nước sau khi hiến máu.
- Để miếng băng dán sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.  
- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.

 Những điều không nên làm:
- Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.
- Làm việc gắng sức (leo núi, tập tạ …) trong hai ngày đầu.
- Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.  
 
3.4.Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu
-   Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.
-   Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …
 
 
Các bài viết khác
Cứu sống bé trai viêm phổi nặng, suy hô hấp nặng(82 lượt xem)Hiệu quả “trông thấy” nhờ điều trị hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ phối hợp(60 lượt xem)“…Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới tập thể các bác sĩ, y tá, điều dưỡng khoa Ngoại tiêu hóa & tổng hợp..."(65 lượt xem)Nhập viện sinh con sản phụ mới phát hiện ung thư cổ tử cung(95 lượt xem)Hơn 72 giờ lọc máu liên tục, cứu sống người bệnh sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nặng(116 lượt xem)Uống nhầm rượu xoa bóp, người đàn ông phải nhập viện điều trị(103 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 03/12/2024 đơn vị cung cấp test nhanh các loại cho khoa Vi sinh và khoa Huyết học - Truyền máu(16 lượt xem)Thành công vượt trội trong điều trị khối u gan bằng công nghệ cao(102 lượt xem)Xóa tan nỗi lo mụn trứng cá(70 lượt xem)Tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện do mèo cào(114 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-31/12/2024(39 lượt xem)Cứu sống sản phụ bị phù phổi cấp do sản giật nặng(165 lượt xem)Cứu sống người đàn ông bị vỡ tĩnh mạch dạ dày(41 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 28/11/2024 đơn vị cung cấp phương tiện phòng cháy chữa cháy(68 lượt xem)Cứu sống sản phụ mắc hội chứng Hellp – biến chứng của tiền sản giật(119 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 27/11/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ Bảo hiểm cháy, nổ(31 lượt xem)Tham dự Hội nghị Khoa học Quốc tế về biến đổi khí hậu, sức khoẻ và hệ thống Y tế Xanh Châu Á – Thái Bình Dương(45 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 25/11/2024 đơn vị cung cấp tranh treo tường(42 lượt xem)Thư mời chào giá số 155-BMS đơn vị cung cấp vật tư tiêu hao cho công tác xử lý dụng cụ, chất thải y tế(46 lượt xem)Thư mời chào giá số 154-BMS đơn vị cung cấp phim chụp X-Quang(33 lượt xem)Thư mời chào giá số 152-BMS đơn vị cung cấp kim chọc tủy(31 lượt xem)Lạc quan trên hành trình chiến thắng 2 căn bệnh ung thư(128 lượt xem)Bệnh bạch biến có lây nhiễm hay không?(555 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 21/11/2024 đơn vị cung cấp dịch vụ đo kiểm, quan trắc môi trường lao động(63 lượt xem) Phẫu thuật nội soi u tuyến tiền liệt cho cụ ông 100 tuổi(78 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 15/11/2024 đơn vị cung cấp báo giá hàng sữa bồi dưỡng độc hại hiện vật năm 2024(41 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 15/11/2024 đơn vị báo giá trang phục bảo hộ lao động năm 2024(44 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK