Sắt là một trong những vi chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Có vai trò tạo máu, vận chuyển oxy trong máu đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể, dự trữ oxy cho hoạt động của các cơ quan. Đồng thời, kết hợp cùng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác thực hiện việc giải phóng năng lượng khi co cơ.
Để phòng chống thiếu sắt, cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt hàng ngày (Hình ảnh minh họa)
Khi thiếu sắt cơ thể sẽ có những biểu hiện như: tim đập nhanh hơn, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, khó tập trung, nhanh quên, khó chịu… Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và sau sinh 1 tháng, trẻ nhỏ cần đặc biệt lưu ý bổ sung sắt. Dưới đây là khuyến nghị bổ sung sắt theo nhu cầu của từng nhóm tuổi:

** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g - 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg - 75 mg/ngày.
*** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75 mg/ngày.
**** Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều điều trị theo phác đồ hiện hành.
Để phòng chống thiếu sắt, cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt hàng ngày, ăn quả chín giàu vitamin C,A để tăng cường hấp thu sắt, tẩy giun định kỳ, vệ sinh môi trường sống, sử dụng thực phẩm tươi sống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các thực phẩm giàu sắt như: Gan chứa 6,5 mg/100g; Đậu hà lan, đậu lăng, đậu nành chứa 6.6mg/100g; Thịt đỏ các loại: lợn, bò, cừu, dê… chứa 2.7mg/100g; Hạt bí ngô chiếm 2.5mg/100g…
DD. Nguyễn Thị Hạnh (Khoa Dinh Dưỡng)
Nguồn tham khảo:
- FAO/WHO. Vitamin and mineral requirementsin human nutrition.A report of a joint FAO/WHO expert consultation. Bangkok: FAO/WHO; 2004 [47],
- International Life Science Institute (ILSI, 2005). South Asia Region. Recommended Dietary Allowwances: Harmonization in South East Asia. Asia, Current Status and Issues. [17]