Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 32
  • Tổng truy cập: 22.943.351
Sốc nhiễm trùng nhiễm độc ở người bệnh viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng
Cập nhật: 29/04/2020
Lượt xem: 4.647
Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa và Tổng hợp, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã phẫu thuật cứu sống người bệnh viêm phúc mạc có biến chứng nặng nề sốc nhiễm trùng nhiễm độc.
 
Người bệnh nam P. V. B. 73 tuổi, trú tại Thị xã Quảng Yên, có tiền sử 3 lần phẫu thuật, vào viện vì đau khắp bụng, mệt xỉu. Cách vào viện 1 tuần người bệnh có đau bụng nhưng không đi khám. Đến khi đau nhiều, mệt mỏi, gia đình mới đưa người bệnh vào viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
 
Người bệnh vào viện trong tình trạng sốc, mạch nhanh nhỏ, rất khó bắt, huyết áp tụt còn 70/40 mmHg, thở ngáp, da nổi vân tím. Tình trạng nhiễm trùng rất nặng: bạch cầu trong máu giảm nhiều còn 1,5G/L, có biểu hiện suy đa tạng, thiếu máu cơ tim, rối loạn điện giải và khí máu nặng; Hình ảnh chụp CT-scanner cho thấy có khí tự do và rất nhiều dịch trong ổ bụng. Người bệnh được chẩn đoán sốc nhiễm trùng nhiễm độc do thủng tạng rỗng biến chứng suy đa tạng trên nền thể trạng già yếu, mổ cũ nhiều lần và có chỉ định mổ cấp cứu, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.


Hình ảnh chụp CT-Scanner cho thấy khí tự do trong ổ bụng người bệnh


Hình ảnh chụp CT-Scanner cho thấy nhiều dịch trong ổ bụng
 
Phẫu thuật tiếp cận ổ bụng người bệnh, các bác sĩ nhận thấy dạ dày, ruột và các tạng ngâm trong khoảng 1.500 ml dịch xanh bẩn, rất nhiều giả mạc, chính là nguyên nhân gây sốc nhiễm trùng nhiễm độc cho người bệnh. Các bác sĩ tiến hành kiểm tra thấy ở ruột non có 1 lỗ thủng đường kính 1 cm, xung quanh viêm dính nhiều giả mạc bẩn. Các bác sĩ đã khâu lỗ thủng ruột, hút dịch bẩn, rửa sạch ổ bụng, đặt dẫn lưu cho người bệnh.
 
4 ngày sau phẫu thuật tuy tình trạng người bệnh vẫn còn rất nặng nề nhưng có dấu hiệu khả quan. Sức khỏe người bệnh ổn định dần và đã đủ điều kiện xuất viện sau khoảng 4 tuần theo dõi điều trị.

 
Bác sĩ khoa Ngoại tiêu hoá & Tổng hợp kiểm tra sức khoẻ người bệnh
 
Các bác sĩ Bệnh viện cho biết, thủng (vỡ) tạng rỗng có thể gặp ở dạ dày, tá tràng, đại tràng hay ruột non do nhiều nguyên nhân như: chấn thương bụng kín, dị vật, khối u hay do biến chứng của ổ loét dạ dày - tá tràng... Nếu phẫu thuật muộn tỉ lệ tử vong từ 2,5 – 10%, nguy cơ tử vong tăng cao ở người bệnh già yếu. Vì vậy, người bệnh bị thủng tạng rỗng cần được chẩn đoán và phẫu thuật càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ các tạng bị nhiễm khuẩn lâu gây sốc nhiễm trùng nhiễm độc nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp người bệnh B. thể trạng già yếu kèm theo mổ cũ nhiều lần rất may mắn sau phẫu thuật sức khoẻ tiến triển tốt và tránh được nguy cơ tử vong.

Các bài viết khác
Bệnh Sởi, cách chẩn đoán, phòng và chăm sóc người bị sởi(10 lượt xem)Tiếp và làm việc với chuyên gia Thụy Điển về chuyên ngành Sản phụ khoa(11 lượt xem)Bệnh viện đạt 4,61/5 điểm theo Bộ tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế (24 lượt xem)Tổ chức chương trình đồng hành cùng người bệnh Chào mừng Ngày Công tác xã hội (19 lượt xem)Giải pháp điều trị cho người bệnh tắc động mạch chi dưới (34 lượt xem)Lịch khám bệnh theo yêu cầu - Khoa Khám bệnh(20 lượt xem)Đoàn Giám sát chuyên đề, Đoàn Đại biểu Quốc hội Tỉnh Quảng Ninh làm việc tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(39 lượt xem)Người bệnh phải nhập viện do vô tình nuốt phải kim khâu(22 lượt xem)Hiểm họa khôn lường khi tự dùng thuốc tại nhà(42 lượt xem)Ghép thận tại Quảng Ninh(41 lượt xem)Bệnh sởi - Những điều bố mẹ cần biết trong mùa dịch(18 lượt xem)Niềm vui trong ngày đặc biệt(52 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 17/03/2025 đơn vị cung cấp báo giá hàng Than đốt lò hơi năm 2025-2026 của bệnh viện(51 lượt xem)Bộ Y tế thẩm định điều kiện lấy, ghép tạng tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(69 lượt xem)Gạt nước mắt, người vợ trẻ hiến tạng của chồng, hồi sinh sự sống hai người khác(31 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 14/03/2025 đơn vị cung cấp hàng hóa chất sinh phẩm trong phát máu cho khoa Huyết học - Truyền máu năm 2025-2026(33 lượt xem)Hồi sinh kỳ diệu: sản phụ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” (38 lượt xem)“Phẫu thuật không túi” tránh hậu môn nhân tạo trong điều trị ung thư trực tràng thấp(54 lượt xem)Trung tâm Y tế than khu vực Mạo Khê tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí(64 lượt xem)Hưởng ứng ngày thận thế giới(31 lượt xem)Hưởng ứng tuần lễ Glôcôm thế giới năm 2025(50 lượt xem)Tổ chức đón hơn 360 sinh viên đến thực tập tốt nghiệp tại bệnh viện(68 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 12/03/2025 đơn vị cung cấp hàng hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm cho khoa Vi sinh năm 2025-2026(45 lượt xem)Sẵn sàng cho ca ghép thận đầu tiên tại Quảng Ninh(64 lượt xem)Điếc đột ngột - Kẻ cướp thính lực không báo trước (73 lượt xem)Thư mời chào giá ngày 10/03/2025 đơn vị cung cấp dịch vụ quan trắc nước thải của Bệnh viện(71 lượt xem)Tôn vinh những cống hiến của nữ nhân viên y tế nhân kỉ niệm 115 ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2025)(56 lượt xem)
BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK