Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 474
  • Tổng truy cập: 17.655.822
Tiêu chảy cấp ở người lớn - một số điều nên biết
Cập nhật: 15/04/2022
Lượt xem: 19.525
Tiêu chảy cấp là tình trạng rất phổ biến và hay gặp trong đời sống hằng ngày. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn. Tuy là bệnh lý phổ biến nhưng nếu không biết phòng ngừa và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây một số hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Qua bài viết này các bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin sau:
 

Hình minh họa

1. Tiêu chảy cấp là gì?
Tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu chảy xảy ra cấp tính với biểu hiện đi ngoài phân lỏng ít nhất 3 lần trong 1 ngày và kéo dài dưới 14 ngày.

2. Nguyên nhân hay gặp của bệnh tiêu chảy cấp là gì?
- Do nhiễm vi khuẩn: có thể kể đến như Escheriachia Coli (vi khuẩn đường ruột), lỵ, thương hàn… thường gặp khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng nhiễm độc (ngộ độc thức ăn). Có trường hợp tiêu chảy cấp do vi khuẩn thường hay diễn biến nặng, gây mất nước nặng, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

- Do virus hay gặp như rotavirus, norovirus.

- Do nhiễm kí sinh trùng.

- Một số nguyên nhân khác như: Sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, hoặc thuốc điều trị gút… có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy.

- Một số bệnh lý khác tại đường tiêu hóa có thể gây nên tình trạng tiêu chảy mạn tính mà giai đoạn đầu dễ nhầm với tiêu chảy cấp như ung thư, polyp, viêm loét đại tràng, phẫu thuật tại đường tiêu hóa...

3. Triệu chứng của tiêu chảy cấp?
Người bệnh có thể có các triệu chứng sau:
- Đại tiện phân lỏng ít nhất 3 lần/ngày, phân có thể toàn nước, hoa cà hoa cải, lẫn nhày máu.

- Đau bụng thành cơn vùng quanh rốn, sau đi đại tiện dễ chịu hơn.

- Nôn: có thể nôn ra thức ăn, dịch dạ dày, dịch mật. Thông thường triệu chứng nôn chỉ kéo dài không quá 1 ngày. 

- Triệu chứng mất nước: do tình trạng tiêu chảy, nôn, sốt gây ra mất nước (tình trạng thiếu dịch trong cơ thể). Có các mức độ mất nước từ nhẹ đến nặng có thể kể đến như: Khát nước, mắt trũng, mệt mỏi, đái ít, da khô, tái lạnh, tinh thần chậm chạp, li bì hoặc kích thích, thậm chí hôn mê.

4. Cần làm gì khi bị tiêu chảy cấp?
Đa số tiêu chảy cấp thường khỏi hoặc giảm dần sau một vài ngày mà không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem tình trạng tiêu chảy của mình có liên quan bệnh lý nguy hiểm nào khác hay không, trước khi quyết định tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Trong trường hợp có thể điều trị tại nhà, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

- Về chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt vệ sinh: nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh gắng sức, vệ sinh tay sạch sẽ.

- Về chế độ ăn uống: ăn chín uống sôi, ăn các thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu. Uống nhiều nước: oresol, nước hoa quả, nước lọc…
 
- Không tự ý sử dụng kháng sinh hoặc các nhóm thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tiêu chảy cấp có thể gây ra tình trạng mất nước từ mức độ nhẹ đến nặng, có thể gây ra tình trạng suy thận cấp, rối loạn điện giải, suy đa tạng…thậm chí tử vong.

Vì thế khi tình trạng không cải thiện hoặc có một số dấu hiệu nặng như đại tiện phân lỏng nhiều lần không kiểm soát, đau quặn bụng dữ dội, phân có máu đỏ hoặc đen, khát nước, mệt mỏi, tiểu ít, sốt… người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là một số tư vấn của bác sĩ về bệnh tiêu chảy cấp, hi vọng qua đây đã cung cấp phần nào những thông tin hữu ích về bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho mọi người.
 

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK