wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 55
  • Tổng truy cập: 17.141.653
Bệnh Sa sút trí tuệ - dấu hiệu và cách phòng ngừa
Cập nhật: 25/06/2019
Lượt xem: 2.971

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày. Đây bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc sa sút trí tuệ không chỉ là người già mà còn là những người có các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, chấn thương sọ não, béo phì, đái tháo đường, nghiện rượu, đột quỵ...          

 


Phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây bệnh là điều cần thiết để làm chậm đi quá trình tiến triển của bệnh sa sút trí tuệ
(Hình ảnh minh họa) 

 

     Tại Khoa Tâm thần kinh Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, mặc dù chưa có thống kê cụ thể song bệnh nhân vào viện có biểu hiện sa sút trí tuệ đang có xu hướng gia tăng. Phần lớn người bệnh được phát hiện bệnh sa sút trí tuệ khi đến viện khám vì các dấu hiệu của bệnh lý kèm theo. Vậy dấu hiệu gì để nhận biết người bệnh bị sa sút trí tuệ và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?         
     Dấu hiệu nhận biết bệnh sa sút trí tuệ:  
     * Giai đoạn đầu:       

     - Mất trí nhớ gần: Người bệnh hay nhắc đi nhắc lại một câu hỏi hoặc hay đi tìm đồ dùng cá nhân vì không nhớ để ở đâu. Người bệnh thường quên những sự việc vừa mới xảy ra, quên tên người quen...    
     - Rối loạn định hướng: Người bị bệnh thường lạc đường ở nơi quen thuộc       
     - Rối loạn hoạt động: không nhớ ăn uống đúng cách, không tự ăn uống hoặc không tự vệ sinh cá nhân được           
     - Rối loạn ngôn ngữ: Quên những từ đơn giản, khó khăn khi tìm từ, khó diễn đạt.      
     - Không nhận ra các con số hoặc không thực hiện được các phép tính đơn giản, khả năng giải quyết vấn đề suy giảm dần, ảnh hưởng đến công việc và đời sống.  
     - Người bệnh lo âu, dễ kích động, mất kiềm chế....            
     * Giai đoạn nặng: người bệnh giảm trí nhớ, từ từ nặng dần trong vòng 2-10 năm, hậu quả trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào người khác trong các hoạt động thường ngày như ăn uống, đại tiểu tiện, tắm rửa và đi lại.
     Phòng ngừa như thế nào?        
     Hiện nay, với sự tiến bộ của y học đã có thể điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở giai đoạn sớm hoặc làm chậm đi quá trình tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh             
     Để phòng tránh và điều trị hiệu quả sa sút trí tuệ, điều cần thiết là phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để làm chậm phát thành bệnh. Kết hợp với tiến trình điều trị là quá trình chăm sóc bệnh nhân, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp sau:    
     - Về ăn uống: bổ sung đầy đủ các loại vitamin như B6, B12, Omega3… hạn chế chất béo, muối và đường, loại bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia…         
     - Vận động, luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày cũng giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa cũng như sa sút trí tuệ, có thể tập mỗi lần khoảng 10 - 20 phút. Nên tập những môn vừa với sức khỏe và phù hợp với lứa tuổi như đi bộ, aerobic, chạy bộ và đạp xe đạp tại chỗ, cũng có thể đi dạo trong công viên, tập thể dục, tập yoga …   
     - Tham gia các hoạt động xã hội phù hợp         
     - Chia sẻ, cảm thông với người bệnh: người nhà nên chăm sóc nhẹ nhàng, vỗ về với lời nói ngắn gọn, chậm rãi, rõ ràng, thường xuyên thăm hỏi            
     Thực tế cho thấy, chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ là một công việc rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, những người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ hay bị ốm hơn so với người thường, nguy cơ trầm cảm cao hơn.                   
     Với những thông tin về dấu hiệu, cách chăm sóc phòng ngừa tiến triển của bệnh  sa sút trí tuệ mong rằng khi trong gia đình có người thân nghi ngờ bị sa sút trí tuệ, hãy nhanh chóng đưa họ đến khám chuyên khoa tâm thần kinh hoặc lão khoa để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng nề.           
     Bạn có thể liên hệ với khoa Tâm thần kinh Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, số điện thoại 02036507237/ 0387637009 để nhận được tư vấn chi tiết hơn về căn bệnh này.


Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK