wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 29
  • Tổng truy cập: 17.105.217
Đột quỵ não - Cuộc chạy đua với thời gian
Cập nhật: 04/05/2021
Lượt xem: 2.650
Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu của tàn tật và tử vong trên toàn thế giới chỉ sau ung thư và bệnh lý tim mạch. Đây là một bệnh rất thường gặp ở những người bị tăng huyết áp, có bệnh tim mạch, thừa cân, đái tháo đường… bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Đột quỵ là một cấp cứu y tế khẩn cấp. Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, cần đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế

Các dấu hiệu của đột quỵ não:
- Người bệnh đột ngột bị méo mặt về 1 bên, mắt nhắm không kín hoặc chỉ méo miệng.

- Xuất hiện tê bì vùng mặt, tê yếu 1 bên nửa người hoặc đôi khi chỉ tê yếu 1 cánh tay  hay 1 bên chân.

- Người bệnh bất ngờ mất khả năng nói, không gọi được người xung quanh mà chỉ phát ra tiếng ú ớ hoặc nói khó, không rõ câu từ.

- Đột ngột có biểu hiện rối loạn trí nhớ hoặc rơi vào trạng thái lơ mơ, hôn mê…

- Ngoài ra người bệnh có thể có các biểu hiện khác kèm theo như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, nhìn mờ, tê lưỡi, không tự chủ được đại tiểu tiện…

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ:
Ở thể đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não), “thời gian là vàng” - có tính quyết định trong cấp cứu đột quỵ. Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng  là từ 3 - 4,5 giờ đầu bằng cách tiêm thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học thì có tới 70% cơ hội sống sót đồng thời tăng khả năng hồi phục của não. Nếu quá thời gian trên, sẽ không còn chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết.

Có nhiều người bệnh nhờ những hiểu biết về dấu hiệu đột quỵ và thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ đã đến bệnh viện kịp thời, được can thiệp sớm và khỏi hoàn toàn. Gần đây nhất là trường hợp người bệnh Nguyễn Thị T., 55 tuổi  trú tại Uông Bí, Quảng Ninh. Sáng ngày 28/04/2021 người bệnh đột ngột xuất hiện méo miệng, nhân trung lệch trái, tê bì vùng lưỡi và đau nửa đầu trái.

Theo người bệnh cho biết trước đó đã tìm hiểu trên thông tin mạng xã hội nên biết được các triệu chứng của đột quỵ và cần phải đến viện sớm, người bệnh được đưa ngay vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong vòng 1 giờ kể từ khi khởi phát bệnh. Tại bệnh viện, người bệnh đã được chẩn đoán nhồi máu não và được điều trị can thiệp tiêu sợi huyết. Sau điều trị 4 giờ, người bệnh đã hồi phục tốt, hết méo miệng, còn tê lưỡi ít, không yếu tay chân. Người bệnh được tiếp tục theo dõi và điều trị tại khoa Tâm Thần kinh.


Người bệnh đã hồi phục tốt, không còn tình trạng liệt

Xử trí tại nhà như thế nào là đúng cách khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ:
- Đỡ người bệnh để không bị ngã gây chấn thương.

- Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.

- Cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất càng sớm càng tốt.

- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác

- Không tự ý chữa bằng các phương pháp mẹo: cạo gió, trích máu…

Khi có bất kỳ 1 trong các dấu hiệu của đột quỵ cần xử trí đúng cách và đưa người bệnh tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp giảm những nguy cơ và di chứng của bệnh.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK