Đa phần các mẹ bầu có suy nghĩ rằng "càng ăn nhiều con càng dễ tăng cân". Chính vì lý do dó mà rất nhiều mẹ bầu "ăn uống vô tội vạ". Hệ luỵ khiến mẹ bầu tăng cân không kiểm soát, nhưng cân nặng của thai nhi vẫn "dậm chân tại chỗ", thậm chí là còn xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng. Hơn nữa việc mẹ bầu ăn uống thiếu kiểm soát còn dẫn đến các bệnh lý thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, táo bón... kéo theo đó là nhiều biến chứng như sản giật, sinh non cực kỳ nguy hiểm.
Ngược lại, việc dưỡng thai theo kiến thức chuẩn của chuyên gia lại có kết quả trái ngược hoàn toàn. Mẹ bầu có thể phòng tránh được ốm nghén, không bệnh lý, khoẻ mạnh và hạnh phúc cả thai kỳ. Nhờ được hấp thụ đầy đủ dưỡng chất từ mẹ, con sẽ sớm đạt các mốc phát triển đáng ngờ.
Theo đó mẹ bầu có mức BMI cân đối (từ 18.5 - 24.9) cần tăng 10–12kg trong suốt thai kỳ. Cụ thể, mức tăng cân theo từng giai đoạn như sau:
- 3 tháng đầu: Tăng 1 – 2 kg.
- 3 tháng giữa: Tăng 4 – 5 kg.
- 3 tháng cuối: Tăng 5 – 6 kg.
Thực đơn của mẹ bầu cần lưu ý trong việc chọn thực phẩm và chia nhỏ bữa ăn. Việc lựa chọn thực phẩm phải đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất như:
- Chất bột đường: mẹ bầu cần tối thiểu 290 gram chất bột đường/ngày để vừa tiếp thêm năng lượng cho bản thân, vừa giúp con hoàn thiện hệ thần kinh từ sớm. Một số thực phẩm giàu carbohydrates như yến mạch, lúa mì, chuối, khoai lang, bưởi…
- Chất đạm: Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho mẹ bầu cũng như cấu tạo nên mô và cơ quan của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu cần bổ sung 40 – 70 gram chất đạm/ngày từ các thực phẩm giàu chất đạm như trứng, ức gà, yến mạch, sữa chua…
- Chất béo tốt: Là thành phần quan trọng cho sự phát triển thần kinh và võng mạc của thai nhi. Đồng thời, có tác dụng hạn chế tình trạng thai nhi nhẹ cân và sinh non cho bà bầu. Do đó, mẹ cần cung cấp 45 – 72 gram chất béo/ngày dựa vào các thực phẩm giàu chất béo tốt như bơ, phô mai, cá béo, hạt chia…
- Vitamin & khoáng chất: Giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa cho thai phụ, đồng thời góp phần hạn chế dị tật thai nhi và tạo điều kiện cho bé phát triển toàn diện từ thể chất đến trí não. Theo đó, mẹ cần đặc biệt chú trọng một số vitamin & khoáng chất tiêu biểu như Axit Folic (sữa, ngũ cốc, lúa mì, gan…), Sắt (thịt đỏ, bí ngô, thịt gà, nấm…), Vitamin D (cá, hải sản, lòng đỏ trứng…), Vitamin E (hạnh nhân, bơ, bí, bông cải xanh…)…
- Chất xơ: Cơ thể mẹ mang thai trở nên nhạy cảm hơn hẳn, đặc biệt là hệ tiêu hóa, nên rất dễ mắc phải chứng táo bón, đầy hơi… Để “tiếp sức” cho đường ruột tốt nhất, mẹ nên bổ sung 30 gram chất xơ/ngày từ các thực phẩm giàu chất xơ như mâm xôi, lê, táo, chuối…
Ngoài cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần tập luyện thể thao vừa sức trong thai kỳ. Bởi nó sẽ giúp kích thích lưu thông máu hiệu quả và nâng cao hoạt động hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó là giúp tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng để mẹ khỏe mạnh, tăng cân đều. Một số môn thể thao mẹ bầu nên tham khảo như tập yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe…
Và đặc biệt để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cũng cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đó là cách phòng tránh bệnh lý thai kỳ trong từng giai đoạn mang thai đảm bảo cả mẹ và con đều khoẻ mạnh.