Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 73
  • Tổng truy cập: 17.170.729
Sử dụng thuốc Nitroglycerin dạng xịt trong điều trị và dự phòng cơn đau thắt ngực ổn định
Cập nhật: 27/08/2020
Lượt xem: 41.201
Đau thắt ngực ổn định hay còn gọi là bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc suy vành. Bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển, có xu hướng gia tăng rất mạnh  ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân do hẹp, tắc lòng mạch của động mạch vành hoặc do co thắt động mạch vành.
 

Đau thắt ngực ổn định là tình trạng không có những diễn biến nặng gây lên bất ổn của cơn đau thắt ngực trong vòng vài tuần gần đây. Bệnh  thường xảy ra sau gắng sức  như chạy bộ, leo cầu thang, làm việc nặng hoặc sau cơn xúc cảm mạnh, đỡ khi nghỉ và đáp ứng tốt với Nitrates. Đau thắt ngực ổn định thường liên quan đến sự ổn định của mảng xơ vữa. Với đau thắt ngực ổn định thì tình trạng lâm sàng thường ổn định, với biểu hiện đau vùng ngực trái hoặc vùng trước tim, cảm giác như bị bóp nghẹt hoặc bị đè ép vùng sau xương ức. Cơn đau lan lên cổ, lên vai trái, lên hàm, đầu, đau xuyên sau lưng. Cơn đau xuất hiện từ từ, kéo dài vài phút, có thể dài hơn nhưng không quá 30 phút. Vì vậy người bệnh cần nắm rõ được các triệu chứng và làm theo hướng dẫn của bác sỹ.       


Hình ảnh minh họa
                              
Thuốc Nitroglycerin là gì? 
Nitroglycerin còn được biết đến với tên gọi glyceryl trinitrat. Đây là một nitrat hữu cơ. Tác động chủ yếu của nitroglycerin là trên hệ tĩnh mạch, với liều cao làm giãn các động mạch và tiểu động mạch. Trong đó:

- Giãn hệ tĩnh mạch làm cho ứ đọng máu ở ngoại vi và trong các phủ tạng, giảm lượng máu về tim dẫn đến giảm áp lực trong các buồng tim.

- Trường hợp, giãn nhẹ các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi và áp lực thất trái trong thời gian tâm thu. Kết quả là làm giảm nhu cầu oxy trong cơ tim.

- Liều cao làm giảm huyết áp nhưng có thể gây phản xạ giao cảm làm mạch hơi nhanh và tăng sức co bóp cơ tim.

Thuốc Nitroglycerin dạng xịt

 
Nhóm thuốc này có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, giúp cơ tim được cung cấp đủ máu và oxy để hoạt động.

Thuốc được chỉ định cho các trường hợp cơn đau thắt ngực ổn định ( hay còn gọi bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính). Thuốc cũng được sử dụng một cách lâu dài để dự phòng cơn đau thắt ngực tái phát và thấy có kết quả trong thể cơn đau thắt ngực ổn định làm cơn đau không hoặc ít xuất hiện trở lại, cho phép bệnh nhân làm được những gắng sức lớn hơn.

Nitroglycerin dạng xịt bao gồm các biệt dược như natispray, lenitral spray, nitroglycerin spray,....Mỗi lần phun đưa được 0,4mg thuốc vào miệng. Có thể sử dụng nhiều lần trong ngày.

Cách sử dụng thuốc Nitroglycerin dạng xịt đúng cách và hiệu quả
- Trước khi sử dụng ta cần mở nắp lọ thuốc để kiểm tra: tên thuốc, liều lượng, hạn sử dụng của thuốc, để đảm bảo xem lọ thuốc còn thuốc hay không ta sẽ kiểm tra bằng cách, đặt ngón trỏ lên vòi phun và xịt thử vài lần.

- Khi xịt thuốc người bệnh nên thực hiện ở tư thế ngồi hoặc nằm, tuyệt đối không xịt thuốc ở tư thế đứng vì thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng.

- Khi xịt thuốc, đặt ngón trỏ lên vòi phun thuốc, đưa thuốc vào gần miệng, há miệng to, cong lưỡi lên phía trên rồi xịt thuốc vào vùng dưới lưỡi. Ở vùng này có nhiều tĩnh mạch, các tĩnh mạch này sẽ thẩm thấu thuốc vào trong cơ thể và phát huy tác dụng.


Hình ảnh minh họa
 
- Sau khi xịt thuốc xong, người bệnh ở tư thế miệng ngậm, không nuốt, không xúc miệng trong 10 phút để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

- Nếu như người bệnh vẫn còn cơn đau thắt ngực, có thể lặp lại xịt thuốc trong vòng 5 phút, và có thể xịt tối đa 3 lần trong vòng 15 phút.

- Trong 3 lần đó nên gọi cấp cứu y tế hỗ trợ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ.

- Không sử dụng thuốc trong một số trường hợp như: người bệnh bị tụt huyết áp, suy tuần hoàn, đang sử dụng thuốc (Sildenafin), hay bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.

- Nếu người bệnh bị dị ứng với thuốc hoặc thấy thuốc tác dụng quá nhanh, hay quá mạnh, tác dụng chậm, thì hãy liên hệ với bác sỹ ngay.

Một số tác dụng phụ của thuốc như: Đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, hạ huyết áp, hoặc hạ huyết áp tư thế đứng, đỏ mặt, buồn nôn...

Người bệnh nên sử dụng Nitroglycerin dạng xịt dưới lưỡi đúng cách, đúng chỉ định, sẽ giúp cắt cơn đau thắt ngực hoặc dự phòng cơn đau thắt ngực trong các trường hợp lường trước được khả năng xảy ra cơn đau thắt ngực, khi xảy ra hoàn cảnh gắng sức.

Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, người bệnh cần liên hệ với bác sỹ điều trị.

Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK