Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, có chức năng chuyển hoá và dự trữ các chất dinh dưỡng, chống độc, tạo mật và bài tiết. Nếu gan bị tổn thương thì các chức năng trên sẽ bị mất đi hoặc suy giảm gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ.

1. Vai trò của dinh dưỡng đối với gan:
- Cải thiện chức năng gan
- Hồi phục tế bào gan
- Giúp giảm các biến chứng: nôn, tiêu chảy…
- Hạn chế các biến chứng, hội chứng não - gan
2. Nguyên tắc dinh dưỡng
Tăng chất bột đường; đủ đạm, đủ năng lượng, giảm chất béo, muối, nước khi có phù; Hạn chế chất xơ, thực phẩm cứng, bữa ăn cần chia nhiều bữa nhỏ
3. Thực phẩm nên dùng
- Thức ăn nấu mềm nhừ,
- Đạm quý, ít béo từ thịt lợn nạc, thịt gà nạc, cá nạc, trứng, sữa các loại, sữa, đậu phụ…
- Gạo tẻ, gạo nếp, khoai củ, bánh kẹo ngọt…
- Rau tươi, non, mềm, quả ngọt, ít xơ
- Chè nhân trần, chè sen, hạt sen, tâm sen…giúp lợi gan, mật
4. Thực phẩm hạn chế
- Món xào, rán, nhiều mỡ, thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng động vật: Tim, gan, lòng…
- Bơ, sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm bảo quản lâu, thực phẩm ôi thiu, mốc, hỏng…
- Thực phẩm lạ, dễ dị ứng: Ngao, sò, ốc…
- Mỡ động vật, thịt mỡ, da gà, cà phê, trà đặc, ổi xanh…
- Rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga…
- Hạn chế muối, nước khi có phù.