Ung thư là bệnh lý ác tính có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ngày càng gia tăng trên thế giới và Việt Nam. Việc điều trị ung thư hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn. Với sự phát triển của y học hiện đại, các xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong sàng lọc phát hiện sớm, theo dõi hiệu quả điều trị và đánh giá tái phát.
I. Tình hình ung thư tại Việt Nam
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2018 Việt Nam có 164.671 ca mắc mới trong đó có 114.871 người chết vì ung thư năm 2018. Nhìn tổng quan tỉ lệ mắc của Việt Nam không cao nhưng tỉ lệ tử vong tương đối lớn (69.0%) và số ca mắc mới không ngừng tăng lên. Có trên 70% người bệnh ung thư ở Việt Nam phát hiện và điều trị muộn.
5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam bao gồm:
.jpg)
II. Chất chỉ điểm ung thư
- Các chất chỉ điểm ung thư (Marker ung thư) là các chất được tạo ra bởi tế bào ung thư hoặc các tế bào bình thường đáp ứng với sự hiện diện của khối u trong cơ thể, chúng xuất hiện trong máu hoặc dịch cơ thể nồng độ tỉ lệ với sự phát triển của khối u.
- Việc chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư liên quan đến nhiều công cụ chẩn đoán như: thăm khám lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm khác. Các công cụ này cùng với nhiều dấu ấn ung thư được dùng để sàng lọc, chẩn đoán, phân giai đoạn, tiên lượng định hướng cũng theo dõi như điều trị.

- Trong buổi sinh hoạt khoa học “Cập nhật những thông tin về chỉ điểm sinh học ung tư – Tumor Marker” tại Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí, ngày 16 tháng 10 năm 2019, PGS.TS Phạm Thiện Ngọc (Nguyên Trưởng Bộ môn Hoá sinh Đại học Y Hà Nội) đã chỉ ra ứng dụng của các marker ung thư: sàng lọc (đặc biệt ở các nhóm nguy cơ cao) và phối hợp trong chẩn đoán, PGS.TS Phạm Thiện Ngọc có nhấn mạnh ba nguyên tắc cơ bản trong sử dụng các chất chỉ điểm ung thư:
+ Nên kết hợp nhiều marker ung thư để tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của các chẩn đoán.
+ Loại trừ được các yếu tố gây nhiễu trong xét nghiệm định lượng các chất do sự thay đổi cấu trúc, chuyển hoá mô lành tính hoặc tổn thương mô lành tính có thể làm tăng nồng độ các marker trong máu.
+ Theo dõi sự thay đổi động học (kết quả xét nghiệm nồng độ marker ung thư) trên cùng một hệ thống xét nghiệm và phải kết hợp chặt chẽ với lâm sàng.
III. Các chất chỉ điểm ung thư thường được sử dụng

IV. Ý nghĩa của xét nghiệm tầm soát nguy cơ ung thư
Phần lớn, người bệnh đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư. Xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn:
- Phát hiện sớm và can thiệp hiệu quả
- Giảm chi phí y tế và cải thiện kết quả điều trị ung thư do chẩn đoán và điều trị sớm
- Giúp bác sĩ đưa ra một kế hoạch điều trị thích hợp. Trong một số trường hợp, lượng chất chỉ điểm ung thư phản ánh giai đoạn và tiên lượng bệnh. Sau khi chấm dứt đợt điều trị, việc xét nghiệm định lượng chất chỉ điểm ung thư định kỳ giúp theo dõi và phát hiện tái phát sớm.
Để phát hiện sớm và điều trị ung thư hiệu quả, khám sức khoẻ định kỳ cùng với việc xét nghiệm tầm soát ung thư là việc làm quan trọng. Dựa vào đó, bác sĩ lâm sàng dễ dàng phát hiện, loại bỏ tế bào tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
.jpg)
Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí trang bị những hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch tự động hiện đại thực hiện các marker ung thư
Hiện nay, khoa Hoá sinh - Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí được trang bị những hệ thống máy xét nghiệm miễn dịch tự động hiện đại Cobas8000, Beckman Coulter DXI 800 là địa chỉ uy tín thực hiện các marker ung thư như CEA, CA12-5, CEA, CA15-3, Cyfra 21-1, AFP, PSA,… đáp ứng nhu cầu của bác sĩ lâm sàng và người bệnh. Ngoài ra bệnh viện còn có các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner), cộng hưởng từ (MRI), … giúp hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và phát hiện sớm khối u.