Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2024)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (05/03/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2023)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2024)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 33
  • Tổng truy cập: 23.181.242
Cách phòng ngừa rối loạn chức năng tiền đình
Cập nhật: 29/03/2023
Lượt xem: 437
Rối loạn chức năng tiền đình là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Biểu hiện thường gặp của bệnh là: hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, đau đầu, ù tai, nhức mắt, thậm chí ngất xỉu… Người bệnh dễ bị say xe, dễ té ngã, cơ thể mệt mỏi, không đủ năng lượng để học tập, làm việc.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện của bệnh như: Do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc, do hậu quả của một số bệnh như viêm dây thần kinh, viêm tai giữa, bệnh lý về mắt, bệnh lý tai biến, u não, u dây thần kinh… được phân biệt rối loạn chức năng tiền đình ngoại biên và trung ương. Cần phải xác định được nguyên nhân rối loạn chức năng tiền đình để có thể có phương pháp điều trị phù hợp.

Những người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh như:
- Người cao tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan, người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình
- Người bị mất máu nhiều: Do chấn thương; Phụ nữ sau sinh hoặc cũng có thể mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu,
- Những người thường xuyên phải thay đổi môi trường làm việc
- Uống quá nhiều rượu bia
- Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất hay do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn chức năng tiền đình

Bệnh rối loạn chức năng tiền đình có phòng ngừa được không là lo lắng của nhiều người, đặc biệt thời điểm hiện tại chuyển mùa là lúc thời tiết có những biến đổi dễ bị mắc bệnh hơn. Vậy chúng ta cần phòng tránh rối loạn chức năng tiền đình bằng cách nào?

- Hãy thường xuyên và cố gắng duy trì tập thể dục, thể thao, dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để rèn luyện, nâng cao sức khỏe
- Hạn chế bị căng thẳng, lo lắng, áp lực
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày
- Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá
- Điều trị đều và khám lại thường xuyên với những người có bệnh lý mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường…
- Tránh xoay người hoặc đầu cổ một cách đột ngột, hay đang ngồi mà đứng lên quá nhanh.

Trong mọi tình huống, nếu thấy có biểu hiện bất thường nghi ngờ bị rối loạn chức năng tiền đình cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

BỆNH VIỆN VIỆT NAM-THỤY ĐIỂN
UÔNG BÍ
 Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
 Điện thoại: 02033.854038​​​​​​​
 Fax: 02033.854190​​​​​​​
 Email: bvub.qn@gmail.com​​​​​​​
 Website: www.vsh.org.vn
 
Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Ninh
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn Giấy phép số 186/GPTTĐT-STTTT ngày 24/10/2024 của Sở Thông tin & Truyền thông
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK