Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao vào mùa hè là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng sinh sôi trong thực phẩm. Nếu không bảo quản và chế biến đúng cách, chỉ trong vài giờ đồng hồ, món ăn có thể trở thành tác nhân gây ngộ độc nguy hiểm.
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất ngờ, đột ngột, ảnh hưởng đến từ cá nhân đến cả tập thể.
Hình minh họa
Biểu hiện nhận biết sớm ngộ độc thực phẩm
Thông thường, triệu chứng xuất hiện sau 30 phút đến 6 giờ sau ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, bao gồm:
- Buồn nôn, nôn nhiều lần
- Đau bụng quặn, tiêu chảy liên tục
- Sốt, ớn lạnh, đau đầu
- Mệt mỏi, chóng mặt, có thể mất nước nghiêm trọng
- Trong trường hợp nặng: co giật, rối loạn ý thức, sốc, tử vong…
- Không nên chủ quan, nhất là với trẻ nhỏ, người già và người có bệnh nền.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là gì?
- Vi khuẩn: Salmonella, E. coli, Clostridium perfringens, Shigella, Staphylococcus aureus…
- Virus: Norovirus, Rotavirus, Adenovirus…
- Ký sinh trùng: Giardia, Entamoeba histolytica, giun sán từ rau sống, gỏi cá...
- Nấm mốc, nấm độc
- Hóa chất độc hại: thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia không rõ nguồn gốc….
Các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm
- Chọn thực phẩm an toàn, tươi sống
+ Nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc
+ Kiểm tra hạn sử dụng, dấu hiệu ôi hỏng
- Giữ vệ sinh trong nấu nướng
+ Rửa tay trước khi chế biến và ăn
+ Dụng cụ chế biến sống – chín tách biệt
- Nấu chín kỹ – ăn ngay sau khi nấu
+ Đặc biệt với hải sản, thịt, trứng, nội tạng
+ Tránh để thức ăn lâu ở nhiệt độ phòng
- Bảo quản thực phẩm đúng cách
+ Sử dụng tủ lạnh đúng nhiệt độ (<5°C)
+ Thức ăn đã nấu chỉ nên dùng trong ngày
- Uống nước sạch – hạn chế ăn hàng rong
+ Nước uống phải đun sôi hoặc đảm bảo nguồn sạch
5. Cần làm gì khi nghi ngờ bị ngộ độc
Khi người bệnh có dấu hiệu nghi ngộ độc thực phẩm, hãy đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, chúng tôi cung cấp các dịch vụ y tế từ chẩn đoán đến điều trị ngộ độc thực phẩm.
- Xét nghiệm chính xác
- Phác đồ điều trị an toàn, hiệu quả
- Đồng hành từ chẩn đoán phát hiện đến điều trị hồi phục