wisswatches bonniewatches cheapchinajerseysfree nikenflcheapjerseyschina wholesalechinajerseysfreeshipping cheapjordans1 cheaprealyeezysshoesforsale chinajerseysatwholesale yeezyforcheap watchesbin cheap-airjordans
Bác sĩ cho cháu hỏi khi đi sinh cần mang theo những gì cho mẹ và bé khi vào phòng mổ ạ? Khi bé được sinh ra thì kẹp rốn rồi có phải mua băng rốn nữa không? Và có phải mua sữa non không hay bệnh viện sẽ cấp?... (14/10/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Xin thông tin lại với bạn như sau: Khi vào phòng mổ, bạn chuẩn bị cho bé khăn/chăn ủ, tã quấn, tã dán sơ sinh, lót phân su, mũ thóp, áo, bao chân tay; Và bỉm cho mẹ ( khoảng 2-3 miếng). Trước khi vào phòng mổ gia đình sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể những đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé bạn nhé...
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không? (25/05/2022)
Trả lời:
Xin chào bác sĩ, sắp tới em dự định sinh tại Bệnh viện. Bác sĩ cho em hỏi Bệnh viện có áp dụng phương pháp da kề da và kẹp dây rốn chậm ngay sau sinh không?
Bác sĩ cho em hỏi em sắp sinh em bé và có mắc virus Viêm gan B. Ở Bệnh viện có huyết thanh viêm gan B cho trẻ sau sinh không ạ?... (10/03/2022)
Trả lời:
Chào bạn, tại Bệnh viện, tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Đặc biệt với trẻ có mẹ mắc viêm gan B thể hoạt động (thể phát triển) hay thể không hoạt động cũng sẽ được tư vấn tiêm phòng 2 mũi: Vắc xin viêm gan B (miễn phí) và kháng huyết thanh viêm gan B...
Cho em hỏi em bị tắc tia sữa 3 hôm rồi đi thông tia sữa có nhanh không? Em sinh được 3 tháng rồi và bị tắc sữa đã 3 ngày. (16/12/2020)
Trả lời:
Chào bạn. Tuỳ từng trường hợp các bác sĩ có thể tư vấn bạn làm siêu âm xem có khối áp xe không. Nếu có bạn sẽ được tư vấn điều trị khối áp xe. Nếu không có khối áp xe, bạn sẽ được tư vấn điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp Y học cổ truyền, cụ thể là áp dụng phương pháp châm cứu bạn nhé...
Xin chào bác sĩ! Tôi muốn cắt bao quy đầu nên muốn hỏi quy trình và phòng nào của bệnh viện có thể khám và thực hiện phẫu thuật cho tôi? (03/08/2022)
Trả lời:
Chào bạn! Hẹp bao quy đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Khi bị hẹp bao quy đầu, bạn nên đến phòng khám Ngoại thận, tiết niệu- Nam học để bác sĩ khám và tư vấn cụ thể cho bạn...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người online: 81
  • Tổng truy cập: 12.499.752
Cấp cứu bệnh nhi 19 tháng tuổi nuốt phải đồng tiền xu
Cập nhật: 08/06/2022
Lượt xem: 1.931
Trong lúc chơi, vô tình bệnh nhi 19 tháng tuổi đã nuốt phải 1 đồng tiền xu vào bụng. Rất may mắn, các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển đã tiến hành nội soi và gắp thành công dị vật ra ngoài.

Ngày 7/6/2022, bé N.M.A. 19 tháng tuổi được mẹ đưa đến cấp cứu tại đơn nguyên Cấp cứu nhi Bệnh viện do trước đó vô tình nuốt phải đồng tiền xu.

Sau khi tiến hành thăm khám, dựa trên kết quả chụp Xquang ổ bụng, các bác sĩ đã hội chẩn đánh giá dị vật còn đang ở trong dạ dày của bệnh nhi. Rất nhanh chóng trẻ được chỉ định gây mê để nội soi thực quản dạ dày tá tràng cấp cứu để gắp dị vật. Bởi nếu để lâu nguy cơ dị vật có thể di chuyển xuống ruột gây tắc ruột và kéo theo các hậu quả nặng nề khác.

 

Dị vật của bệnh nhi trên phim chụp X.quang

Theo các bác sĩ Bệnh viện cho biết đây là một ca khá nguy hiểm vì kích thước đồng xu lớn. Bệnh nhi lại nhỏ tuổi nên đường thực quản và ngã ba cổ họng rất hẹp. Vì vậy đòi hòi các bác sĩ phải có sự khéo léo và kinh nghiệm. Bên cạnh đó là việc gây mê cho bệnh nhi nhỏ tuổi đòi hỏi sự tính toán kĩ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhi. Bằng sự phối hợp giữa các bác sĩ, đồng xu đã được gắp bỏ thành công ra khỏi dạ dày của trẻ với kích thước 2,7cm.
 

Các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật cho bệnh nhi


Dị vật đồng tiền xu sau khi được gắp ra khỏi dạ dày của bệnh nhi

Theo bác sĩ khoa Nội Tiêu hóa cho biết: hàng năm chúng tôi tiếp nhận và can thiệp cho nhiều trường hợp trẻ  nhập viện do có dị vật đường tiêu hóa đặc biệt là dị vật thực quản, dạ dày… Đa số dị vật đó là các đồ vật xung quanh trẻ khi chơi, khi ăn uống và vô tình nuốt phải như đồng xu, pin, cúc áo, nam châm, kim, tăm, xương, nhẫn... Phần lớn, dị vật có thể được đào thải tự nhiên theo phân, không gây vấn đề gì. Tuy nhiên trong số đó vẫn có khoảng 10% dị vật bị mắc kẹt và gây ra tình trạng nôn, nuốt đau, nuốt khó, áp xe thực quản, tắc ruột, thủng ruột hoặc giải phóng các chất độc hại gây nguy hiểm tới tính mạng.

Như trường hợp bé N.M.A, nhờ phát hiện sớm và can thiệp kịp thời dị vật được lấy ra ngoài an toàn. Mặc dù dị vật là đồng xu tương đối to, khó di chuyển xuống ruột. Tuy nhiên nếu để lâu ngày sẽ gây các rối loạn cho hệ tiêu hóa như đầy chướng, đau bụng, nôn. Khi han gỉ sẽ giải phóng các chất nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhi hoặc dị vật di chuyển xuống dưới gây tắc nghẽn ống tiêu hóa.

Qua đây các bác sĩ Bệnh viện cũng khuyến cáo các gia đình có con nhỏ cần lưu ý đến các vật nhỏ như: đồng xu, cục pin, kim, tăm, cúc áo... cần phải để xa tầm tay của trẻ. Cần kiểm tra kĩ lưỡng đồ ăn của trẻ như cá, gà… để đảm bảo không còn xương trong đồ ăn của trẻ. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ nuốt phải dị vật đường tiêu hóa, nên đưa trẻ đến Bệnh viện để thăm khám và có hướng xử trí phù hợp.

Các bài viết khác
Ăn bánh trứng kiến, người đàn ông bị sốc phản vệ độ II(52 lượt xem)Cứu sống người bệnh vỡ tĩnh mạch dạ dày chảy máu nguy kịch(90 lượt xem)Chuyên mục "Người tốt - Việc tốt": Trả lại tiền và tài sản cho người bệnh(72 lượt xem)Nguy hiểm từ việc tự điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ(143 lượt xem)Thư mời chào giá số 3328/BVVNTĐ đơn vị cung cấp dịch vụ trang trí sân khấu, âm thanh, ánh sáng(36 lượt xem)Cứu sống người đàn ông bị vỡ túi mật(168 lượt xem)Phẫu thuật cho người bệnh bị tắc ruột do cục bã thức ăn(202 lượt xem)Đoàn giám sát Bộ Y tế đánh giá việc thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ/mổ lấy thai tại Bệnh viện(165 lượt xem)Thư mời chào giá đơn vị cung cấp dịch vụ Hút, vận chuyển và xử lý bể lắng mỡ , bể tự hoại/ bể phốt(126 lượt xem)Điều trị thoát vị đĩa đệm đơn giản không cần phẫu thuật(293 lượt xem)Người phụ nữ bị sốc phản vệ do tự ý sử dụng thuốc(198 lượt xem)Đơn giản, thuận tiện khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip trong khám bệnh(373 lượt xem)Thư mời chào giá số 105/2023/VT-TBYT mua sắm linh kiện, phụ tùng thay thế và dịch vụ liên quan cho bộ UPS hệ thống chụp cộng hưởng từ 1,5 Tesla(75 lượt xem)Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình tham quan và làm việc tại Bệnh viện(171 lượt xem)Thư mời chào giá số 104/2023/VT-TBYT thẩm định giá các dây nội soi tiêu hoá(69 lượt xem)Thư mời chào giá thuê dịch vụ thí nghiệm kiểm định máy biến điện áp và máy biến dòng điện ngày 08/9/2023(30 lượt xem)Cắt 1,5m ruột hoại tử cứu sống người đàn ông bị xoắn ruột(212 lượt xem)Thư mời chào giá số 103/2023/VT-TBYT gói thầu mua sắm dây truyền quang dùng cho máy tán sỏi laser(74 lượt xem)Phối hợp cùng giáo sư đầu ngành phẫu thuật cho người bệnh(203 lượt xem)Chủ quan không điều trị người phụ nữ nguy kịch do thiếu máu nặng(319 lượt xem)Thông tin thường trực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu 24/7 từ 01-30/09/2023(7.157 lượt xem)Tích cực bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế(240 lượt xem)Thư mời chào giá số 102-VTTBYT gói thầu mua sắm bộ bơm xi măng tạo hình thân đốt sống có bóng(92 lượt xem)Yếu tố con người là một trong những thế mạnh để phát triển bệnh viện(51 lượt xem)Tiếp đón đoàn công tác Trung tâm Y tế Huyện Yên Lạc tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện(222 lượt xem)Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 4(223 lượt xem)Thư mời chào giá dịch vụ tư vấn lập Giấy phép môi trường ngày 25/8/2023(162 lượt xem)
Bệnh viện việt nam - Thụy điển uông bí
  • Địa chỉ: Đường Tuệ Tĩnh, Phường Thanh Sơn, Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh
  • Điện thoại: 02033.854038
  • Fax: 02033.854190
  • Website: www.vsh.org.vn
Bản quyền thuộc về Vsh.org.vn
Thiết kế website    SEO -  Tất Thành
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI
MẠNG XÃ HỘI
FANPAGE FACEBOOK